Bức Starry Night của Vincent Van Gogh được Vân vẽ lại bằng lý thuyết môn sinh học

Bức ảnh chụp lại bức vẽ của Trương bắt đầu được lan truyền khắp trường. Tờ báo của ĐH Florida (UF) đã có bài viết về nó. Gia đình và bạn bè Vân gửi cho cô bức ảnh chụp tác phẩm mà họ bắt gặp trên mạng.

“Tôi thực sự ngạc nhiên và chỉ thấy hoảng hốt khi bắt đầu có quá nhiều sự chú ý” – cô sinh viên 20 tuổi chia sẻ.

Khi Vân – một sinh viên ngành nhân loại học - nhìn thấy người ta thay đổi những tác phẩm nghệ thuật bằng cách vẽ thêm vào những chi tiết của riêng họ, cô nhận thấy sinh viên cũng có thể làm được việc này”.

“Tôi thích cái ý tưởng xóa đi một phần nào đó hoặc chỉnh sửa lại từ ngữ” – cô nói.

Nhờ sự quan tâm và ủng hộ của dư luận với bức tranh của mình, Vân lập một nhóm gọi là “Project Springboard” với mục đích tạo nên những tác phẩm nghệ thuật nhằm khuyến khích những người đến từ các lĩnh vực khác nhau cùng nhau hợp tác, làm việc.

“Chúng tôi muốn thách thức bản thân. Nếu chúng tôi tạo ra một sản phẩm nghệ thuật tuyệt vời, nó sẽ giúp chúng tôi đưa thông điệp này đi xa hơn và rộng hơn”.

Bức chân dung tự họa của Van Gogh được Vân vẽ lại bằng lý thuyết hóa học hữu cơ

Mới đây, nhóm của Vân đã giành được một khoản trợ cấp từ Trung tâm Bob Graham của UF để vẽ trên một chiếc bảng có diện tích 1,8mx2,4m bằng móng tay. Các sinh viên sẽ nhuộm màu cho những chiếc dây chun bằng cao su, sau đó quấn những chiếc chun này vào 2 ngón tay gần nhau. Sản phẩm cuối cùng sẽ là một bức Mona Lisa bằng dây chun.

Sinh viên tham gia sự kiện này cũng sẽ được yêu cầu viết về một vai nữ mà họ yêu thích để khuyến khích một cuộc thảo luận về chủ nghĩa nữ quyền – chủ đề mà nhóm này dự định sẽ sử dụng trong một dự án khác.

Ông Richard Heipp – giám đốc và là giáo sư của Trường Nghệ thuật và Lịch sử nghệ thuật của UF – cho biết nhiều nghệ sĩ đương đại rất quan tâm tới việc kết hợp nghệ thuật với khoa học. Ông nói rằng, trường nghệ thuật của UF cũng đã hợp tác với các chương trình khoa học, thậm chí còn có một lớp học có cả sinh viên nghệ thuật và khoa học. Ông rất hoan nghênh những nỗ lực của Vân trong việc tích hợp nghệ thuật và khoa học.

Kiona Elliott là người đã thành lập Học viện Steam – một tổ chức sinh viên kết hợp khoa học, công nghệ và nghệ thuật để giải quyết những vấn đề của thế giới. Khi nghe nói tới Project Springboard, cô cho biết rất háo hức để được tham gia.

“Kết hợp nghệ thuật với thứ gì đó chỉ là một cách để truyền đi những thông điệp và giao tiếp theo một hình thức khác” – Elliott khẳng định.

Theo Nguyễn Thảo/Vietnamnet