Nhận thông báo nghỉ học đến hết ngày 16/2, Vũ Hoàng Minh - sinh viên Đại học Việt Đức (Bình Dương) thấy vui vì có thêm thời gian để học trực tuyến tại FUNiX.

Minh cho biết, vì yêu thích lĩnh vực phần mềm ô tô và muốn có thêm lợi thế cạnh tranh khi ra trường, cậu đã chọn học thêm khóa Automotive tại FUNiX, dự kiến hoàn thành vào tháng 3/2020. Hình thức học online với sự hỗ trợ của các mentor giúp Minh chủ động học mà không ngại gián đoạn việc học chính.

"Học hai trường, nên mỗi ngày tôi chỉ có khoảng 1,5 tiếng để học FUNiX. Hiện trường truyền thống cho nghỉ, mỗi ngày tôi dành bảy tiếng học online. Nhờ vậy, tôi có thể hoàn thành việc học lập trình ở FUNiX đúng tiến độ hoặc sớm hơn", Minh cho biết.

Thay vì bị gián đoạn đèn sách, nhiều người trẻ như Minh đã tận dụng quãng thời gian nghỉ "đột xuất" trong tình hình dịch bệnh nCoV để học tập.

Đại diện Đại học trực tuyến FUNiX - đơn vị đào tạo ngành công nghệ thông tin thuộc Đại học FPT cho hay, nhờ phương pháp học trực tuyến, nhịp học tập tại trường vẫn xuyên suốt, dù trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, nghỉ hè hay những thời điểm gián đoạn vì dịch bệnh như hiện tại. Với sinh viên của FUNiX, những ngày nghỉ dường như là thời điểm trọn vẹn cho họ học tập.

Phiên hỏi thi vấn đáp tại FUNiX trong đợt dịch corona.

Sinh viên FUNiX kết nối trực tuyến với mentor xuyên tết, xuyên dịch corona.

Lập kỷ lục là một trong những học viên tham gia nhiều phiên kết nối hỏi - đáp nhất tại FUNiX trong đợt nghỉ Tết, Nguyễn Tiến Thành (25 tuổi, Lạng Sơn) cho biết, trong lúc mọi người nghỉ thì hầu như anh không làm gì khác ngoài "cày" bài trực tuyến.

"Ngày Tết tôi có nhiều thời gian hơn để học vì không phải đi làm. Tôi cũng rất hài lòng với tốc độ kết nối cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình của các mentor", Thành nói thêm.

Đồng hành với các sinh viên trực tuyến là đội ngũ mentor FUNiX - những chuyên gia công nghệ luôn online, nhiệt tình hỗ trợ sinh viên bất kể giờ giấc. Điển hình là mentor Phạm Bá Thành - gương mặt nổi bật dịp Tết vừa qua. Suốt kỳ nghỉ, mentor Thành làm việc online gần như 24/24 để hỗ trợ sinh viên.

Gia nhập FUNiX tháng 10/2019, trong vòng hơn ba tháng, anh đã tham gia 250 kết nối, trả lời 322 câu hỏi, hỗ trợ khoảng 50 học viên. Cho rằng việc online hỗ trợ học viên cũng giống như "khai code đầu năm" nên mentor Thành luôn sẵn sàng cho mọi cuộc thảo luận cùng học viên.

"Ban đầu tôi cũng nghĩ là Tết thì chỉ có ít câu hỏi, thực tế không phải vậy. Tôi nhận được yêu cầu hỗ trợ của sinh viên từ mùng một đến đêm mùng năm Tết", anh cho biết.

Theo đại diện FUNiX, nhờ kết nối học tập trực tuyến và đội ngũ mentor sẵn sàng trực chiến, sinh viên trường chủ động với việc học. Với những sinh viên có mục tiêu sớm lấy bằng đại học hoặc học nhanh để đi làm, học trực tuyến giúp các bạn giữ tiến độ học hiệu quả, không bị gián đoạn bởi ngoại cảnh.

Tính đến thời điểm hiện tại, để phòng dịch do virus corona, đã có hơn 50 cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trong cả nước quyết định thay đổi lịch học theo hướng cho sinh viên nghỉ thêm. Nhiều cơ sở lùi lịch học đến sau ngày 16/2 trước thông tin dịch diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, một số trường đã đưa các giải pháp học bổ sung kiến thức bằng chương trình đào tạo online để bảo đảm cung cấp kiến thức học tập tại nhà cho sinh viên trong thời gian nghỉ phòng dịch.

Tại FUNiX, để đảm bảo tốc độ và nhu cầu học không giới hạn của học viên, ba tổng đài hỏi - đáp được mở vào hầu hết khung giờ trong ngày. Phần thi cuối môn được tổ chức vào tất cả buổi tối từ thứ hai đến thứ sáu. Giai đoạn cao điểm, bộ phận khảo thí tổ chức thi trong cả ngày thứ bảy và chủ nhật, đảm bảo gần 1.000 bài tập lớn được review và gần 300 phiên thi diễn ra mỗi tuần.

Đại học trực tuyến FUNiX đào tạo ngành công nghệ thông tin cấp bằng Đại học FPT. Hiện trường có hơn 4.500 sinh viên. Với phương thức học online, có sự dẫn dắt của đội ngũ mentor là các chuyên gia công nghệ, FUNiX giúp các bạn ở mọi lứa tuổi chủ động theo đuổi đam mê. Mạng lưới hợp tác hơn 50 doanh nghiệp IT mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngay khi hoàn thành 3 học kỳ (chứng chỉ) đầu tiên.
Xem thông tin tại: Tuyển sinh Đại học CNTT 


Theo vnexpress