Tác giả cùng GS Alan Hudson

Trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ tại Khoa đào tạo sau đại học của ĐH Oxford (Anh), đoàn chúng tôi đã có dịp tiếp xúc và trải nghiệm giáo dục hàng đầu thế giới và văn hoá đặc trưng tại TP.Oxford, một thành phố nổi tiếng với bề dày lịch sử ngành giáo dục. Điều thú vị nhất là chúng tôi có thể so sánh chuyện làm nhiều vẫn nghèo, làm ít vẫn giàu ở Việt Nam và Anh. 

Chăm chỉ và hiệu quả

Điều khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, đó là các cửa hàng, trung tâm thương mại đóng cửa rất sớm, một số nơi muộn nhất đóng cửa vào lúc 7 giờ tối. Ngoài những bất tiện về giờ giấc ra, chúng tôi không khỏi thán phục về hiệu quả làm việc của người dân nơi đây.


Thống kê những thành phố chăm chỉ nhất thế giới

Nhìn vào bảng thống kê “Những thành phố chăm chỉ nhất thế giới", độc giả dễ dàng nhìn thấy người dân Hà Nội về nhì (trung bình 2,691 giờ làm việc mỗi năm) nếu xét về sự chăm chỉ chỉ kém người bạn Mumbai (trung bình 3,315 giờ làm việc mỗi năm).

Những nước có hiệu suất làm việc cao nhất thế giới

Nhưng nếu xét về hiệu suất, các cư dân tại nước Anh làm việc trung bình 1,681 giờ mỗi năm (số liệu năm 2017). Những nước có hiệu suất cao hơn nữa là Ireland, Na Uy, Đức, Mỹ, Thụy Sĩ, Pháp. Dù chăm chỉ, có số lượng giờ làm việc cao, Việt Nam không phải là nước có hiệu suất cao, không hề có tên trong danh sách 15 nước ở trên.

Khi đi thực tế, có thể thấy đa phần các cửa hàng và nhà hàng tại TP.Oxford chỉ phục vụ đúng giờ niêm yết. Ví dụ giờ mở cửa là 8 giờ, nhân viên sẽ lịch sự thông báo cho khách hàng quay lại sau nếu họ đến trước 8 giờ. 
Tại sao làm ít mà lại hiệu quả như vậy?
                                                                                                                          Theo Thanh Niên