leftcenterrightdel
 Làm thế nào để không bị sai những lỗi không đáng? | Thủ khoa tiếp sức Gen Z mùa thi

"Sai xàm, sai nhảm, sai ngớ ngẩn… khi làm bài thi, tất cả các thể loại sai mà mình ân hận nhất vì bản thân là người từng trải qua chuyện đó", thủ khoa Nguyễn Thị Thanh Bình, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, chia sẻ và cho biết đây cũng là "căn bệnh" mà nhiều thí sinh mắc phải.

Theo Bình, để chữa bệnh "sai xàm", đầu tiên cần phải xác định được nguyên nhân. Từ kinh nghiệm của người đã từng sai xàm, Bình cho rằng nguyên nhân thứ nhất nằm ở tính bất cẩn trong làm bài thi. Vì bất cẩn nên không kiểm tra lại những câu hỏi mà chỉ đọc lướt qua một lần dẫn đến dễ bị sai.

leftcenterrightdel
Thủ khoa Nguyễn Thị Thanh Bình
 

Máy tính Flexio từ Thiên Long đồng hành cùng chương trình "Thủ khoa tiếp sức gen Z mùa thi" của Báo Thanh Niên. Dòng sản phẩm máy tính khoa học Flexio gồm Fx590VN, Fx680VN, Fx680VN Plus, Fx799VN, Fx509VN đạt chuẩn mang vào phòng thi theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện hành. Máy tính Flexio với tính năng đột phá và tốc độ tính toán ưu việt chắc chắn sẽ là trợ thủ đắc lực cùng các sĩ tử trong quá trình ôn luyện chinh phục các kỳ thi quan trọng.

Nguyên nhân kế tiếp, theo Bình là do kiến thức nền không vững. Kiến thức không vững đến từ phương pháp học sai, tức là bạn chỉ học vẹt mà không có sự phản biện lại lý thuyết đó.

"Một nguyên nhân nữa là vì áp lực thời gian nên chúng ta thường hay làm rất nhanh những câu hỏi dễ, để dành thời gian làm phần khó hơn. Nhưng khi bạn làm nhanh, chỉ đọc lướt qua mà gặp những đề mang tính đánh lừa thì rất dễ bị sai", Bình lưu ý.

Vậy cách nào để khắc phục? Theo Bình, nếu là người có tính chủ quan, bất cẩn… thì hãy tự cam kết với chính bản thân rằng mỗi khi làm bài thi xong đều phải kiểm tra lại thật kỹ.

Bên cạnh đó, Bình khuyên: "Trong thời gian làm đề lúc ôn luyện, các bạn có thể làm nhanh phần câu dễ để tranh thủ thời gian làm các câu khó. Trong thời gian này, các bạn có thể làm sai và sửa. Nhưng đến khi thi, tuyệt đối phải làm câu nào chắc câu đó, trước khi đến những câu khó. Vì những câu khó nếu không đủ thời gian để làm, mình cũng không hối hận bằng việc các câu quá dễ mà lại làm sai".

Nếu vì kiến thức nền không vững thì Bình cho rằng giải pháp chính là phải học hết lại lý thuyết. Học lý thuyết từ sách giáo khoa, sách tham khảo… Không chỉ học mà cần phải biết và hiểu lý thuyết này nói về vấn đề gì, áp dụng cho trường hợp nào... Theo kiểu vừa học lý thuyết vừa phản biện lại.

Về nguyên nhân do bị áp lực thời gian, theo Bình, mỗi bạn cũng cần phải thành thật với bản thân. Tức sau một thời gian luyện đề nhiều và biết được mức điểm trung bình của mình dao động như thế nào, thì hãy đặt mục tiêu ở mức đó.

"Chẳng hạn bạn làm toán được 9 điểm và năng lực của bạn cũng chỉ đến đó, thì khi thi hãy làm chắc những phần dễ ăn điểm, sau đó mới đến câu khó. Chứ đừng có cảm giác là mình sẽ được 10 điểm, làm được những câu khó mà mặc kệ phần kiến thức dễ phía trước. Như vậy bạn sẽ rất dễ bị sai xàm", Bình chia sẻ.

Theo Thanh niên