Đi cùng sự thay đổi của cuộc sống, việc nuôi con ngày nay cần sự dung hòa vai trò của cả cha và mẹ, thay vì chỉ dồn trọng trách lên người phụ nữ như trước kia. Nếu làm đúng cách, trẻ sẽ nhận được sự chăm sóc, quan tâm từ cả hai phía. Đồng thời, cha mẹ có thể cân bằng thời gian nghỉ ngơi, xây dựng mối liên hệ gắn bó hơn với trẻ, giúp việc nuôi dạy con dễ dàng hơn trong thời đại mới.

Xu hướng mới trong nuôi dạy con


Theo báo cáo The Parenting Index (TPI - Chỉ số nuôi dạy con) của Tập đoàn Nestlé (Thụy Sĩ) được thực hiện độc lập bởi Kantar, yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con trong thời đại này chính là áp lực.

Cụ thể, 23% phụ huynh tham gia khảo sát cho biết điều này đến từ bản thân và tác động bên ngoài. Sự lạc lõng, gánh vác trách nhiệm nuôi con hay tự ti vào bản thân khiến họ cảm thấy áp lực hơn trong việc làm cha mẹ. Bên cạnh đó, 49% phụ huynh đồng ý rằng trách nhiệm nuôi dạy con cần được chia sẻ đồng đều cho cả hai.

                                                    Việc chia sẻ trách nhiệm sẽ giúp giảm áp lực cho phụ huynh và việc nuôi dạy con cái trở nên nhẹ nhàng hơn.


Có thể thấy, việc chia sẻ trách nhiệm đồng đều giữa cha và mẹ đang dần trở thành xu hướng nuôi dạy con được quan tâm trên thế giới. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra ngày càng nhiều người cha mong muốn được có mặt và chủ động trong hành trình nuôi dạy con cái, thay vì giao phó phần lớn cho người mẹ.

Sự góp mặt, chia sẻ trách nhiệm với con cái của người cha được khoa học chứng minh là đem lại nhiều lợi ích cho trẻ, trong suốt quá trình trưởng thành và lâu dài về sau.

Trước hết, trẻ em sống trong gia đình có người cha quan tâm thường có sự nghiệp thành công, cũng như nền tảng tài chính vững chắc hơn khi trưởng thành. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ có ít vấn đề về hành vi, cách cư xử, giảm thiểu nguy cơ dính líu đến bạo lực, pháp luật.

Một điều thú vị khác là trẻ được cha dành nhiều thời gian chăm sóc sẽ có khả năng tư duy tốt hơn, cải thiện kết quả học tập và thường có xu hướng theo đuổi học vấn cao. Những mặt khác như kỹ năng xã hội, kiểm soát bản thân và sự tự tin cũng tốt hơn ở trẻ. Đồng thời, việc cha mẹ chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con sẽ trở thành tấm gương để trẻ học tập, từ đó bé có xu hướng trở thành phụ huynh tốt trong tương lai.

                                                                             Sự tham gia chủ động và tích cực của người cha đem lại lợi ích cho trẻ về lâu dài.


Không chỉ trẻ được hưởng nhiều lợi ích lâu dài, bản thân người làm cha mẹ cũng sẽ có nhiều kết quả tốt đẹp khi chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con. Người cha sẽ xây dựng được sự gắn bó với con cái ngay cả khi trưởng thành, nhờ đó duy trì được mối quan hệ gia đình bền vững. Còn người mẹ phần nào giảm bớt áp lực, có thêm thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức lực. Điều này cũng cải thiện đáng kể không khí gia đình, cũng như giúp người làm cha mẹ cân bằng cuộc sống, hạnh phúc và tự tin hơn, xóa bỏ cảm giác cô đơn, lạc lõng.

Làm gì để cha mẹ cùng chăm con dễ dàng hơn?


Tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác, nuôi con được xem là trọng trách chủ yếu của người mẹ. Trong xã hội hiện đại, quan niệm này đã dần thay đổi, nhưng vẫn còn nhiều trở ngại cho các gia đình, khi chưa có nhiều định hướng cũng như hỗ trợ để thúc đẩy vai trò của người cha trong việc nuôi dạy con cái.

Đôi khi, việc tạo dựng mối liên kết cha - con gặp nhiều khó khăn hơn so với mẹ - con. Người cha thường gặp vấn đề về cân bằng giữa gia đình và công việc, cũng như không nắm rõ các hoạt động mình có thể thực hiện để dành thời gian cho con một cách hiệu quả. Trên thực tế, bạn có thể làm điều này mỗi ngày, bắt đầu từ những hoạt động đơn giản nhất.

                                                                               Người làm cha có nhiều cách để chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con cái.


Ngay cả khi là người bận rộn, bạn cũng nên dành thời gian trò chuyện với con mỗi ngày. Giao tiếp là một yếu tố quan trọng để tạo dựng mối liên kết, gắn bó. Bạn có thể hỏi về một ngày của con, cảm xúc cũng như sự kiện trong ngày của bé.

Bên cạnh đó, người cha có thể tìm những hoạt động, sở thích chung để cùng con tham gia một cách thật vui vẻ. Đơn cử, bạn có thể cùng trẻ đọc một cuốn sách, chơi cờ vua, lắp ngôi nhà mô hình, lên kế hoạch dọn dẹp vườn hay trồng cây... Điều này vừa giúp trẻ có cơ hội học hỏi kỹ năng từ cha, vừa giúp thời gian ở cạnh con của bạn thoải mái và có ý nghĩa hơn.

Đồng thời, người cha có thể cùng thảo luận với người mẹ để sắp xếp, phân chia các công việc chủ yếu trong chăm sóc con cái hàng ngày phù hợp với thời gian biểu cá nhân. Ví dụ, nếu người mẹ đảm nhiệm việc chuẩn bị bữa ăn, người cha sẽ phụ trách cho trẻ đi ngủ, còn nếu người mẹ đã hỗ trợ con học tập, người cha có thể đưa bé đi dạo, tập xe đạp...

Các phụ huynh cũng có thể tìm thêm lời khuyên, chỉ dẫn từ bạn đời, người thân, hay các nguồn thông tin uy tín trên Internet để có thể tìm ra phương thức phù hợp với bản thân và gia đình. Điều quan trọng là sự sẵn sàng trở thành một phần trong công cuộc nuôi dạy con cái.

Thấu hiểu những băn khoăn cũng như trở ngại của phụ huynh, "The Nestlé Parenting Initiative" (Phát kiến làm cha mẹ hiện đại) được Nestlé đưa ra nhằm giúp cuộc sống của các bậc cha mẹ khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Phát kiến này hướng đến hỗ trợ các gia đình nuôi dạy con trong 1.000 ngày đầu đời, củng cố cam kết đến năm 2030 sẽ giúp đỡ 50 triệu trẻ em có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Cùng với đó, Nestlé đã ra mắt trang phụ NPI trên website Nestlé Mom&me chia sẻ kiến thức làm cha mẹ dành cho cộng đồng và khóa học E-learning dành riêng cho nhân viên. Tập đoàn cũng triển khai nhiều hoạt động tương tác thú vị với nội dung đa dạng, bước đầu thể hiện cam kết của tập đoàn về hỗ trợ cha mẹ trong hành trình nuôi dạy con cái.

Theo Zing