Trọng tâm hàng đầu của giáo dục mẫu giáo Nhật Bản là mang đến sự lành mạnh
về sức khỏe, cảm xúc và niềm vui cho trẻ
Nhật Bản không bắt buộc trẻ phải học mẫu giáo. Gần đây, nước này đang dự định soạn thảo quy định mới đưa mẫu giáo vào diện giáo dục bắt buộc, nhằm mục đích chuẩn bị kỹ năng học hỏi và làm quen với kỷ luật nhà trường sau này.
Trọng tâm hàng đầu của giáo dục mẫu giáo Nhật Bản là mang đến sự lành mạnh về sức khỏe, cảm xúc và niềm vui cho trẻ.
Nhiều loại trường cho phụ huynh lựa chọn
Các trường mẫu giáo ở Nhật khai giảng vào ngày 1-4 hàng năm, với các khóa học kéo dài 3 năm, 2 và 1 năm học dành cho trẻ có độ tuổi tương ứng 3, 4 và 5 tuổi. Hội đồng thị chính sẽ công bố danh sách các nhà trẻ và trường mẫu giáo trong địa hạt để các phụ huynh biết và chọn lựa.
Các trường sẽ phát hành hồ sơ đăng ký nhập học đến các phụ huynh vào ngày 15-10 năm trước khóa học và nhận lại hồ sơ vào ngày 1-11. Đối với những trường có uy tín cao, nhiều phụ huynh phải xếp hàng từ sớm để mong nhận được một bộ hồ sơ đăng ký học cho con.
Khi nộp hồ sơ cũng vậy, do phương thức tiếp nhận hồ sơ đăng ký của các trường là nhận hồ sơ của những ai đến trước cho đến khi đủ sĩ số học sinh thì thôi, không phân biệt giàu nghèo sang hèn nên nhiều phụ huynh phải đến từ 2h để chờ nộp cho được hồ sơ vào những trường uy tín, vì mỗi lớp chỉ có khoảng từ 20-30 học sinh do 3 giáo viên trông coi.
Về chi phí, ngoài phí nhập học cho con, phụ huynh đóng hàng tháng từ 5.000-13.000 yen (1-2,6 triệu đồng).
Các trường thường tổ chức một ngày gọi là "ngày giải thích" (setsumeikai) để phụ huynh đến tham quan cơ sở vật chất của nhà trường, nghe trình bày về phương thức dạy giữ trẻ, hướng dẫn về các tuyến xe buýt đưa đón học sinh, phụ huynh có cần chuẩn bị thực ăn trưa cho trẻ không, cũng như nêu những thắc mắc nếu có, ví dụ như các giáo viên sẽ xử lý các trường hợp trẻ bị bắt nạt trong lớp ra sao.
Nhiều bậc phụ huynh Nhật còn cho rằng việc bị bắt nạt sẽ giúp trẻ vững vàng hơn về tâm lý khi trưởng thành. Thông thường, đối với các trường có uy tín cao thì các phụ huynh Nhật đặt trọn vào niềm tin vào trình độ và kỹ năng sư phạm của các giáo viên nên họ ít khi thắc mắc.
Các nhà trẻ và trường mẫu giáo đều có tiêu chuẩn rất cao: cơ sở vật chất rất khang trang, đầy đủ tiện nghi, đến mức các công ty kinh doanh địa ốc địa ốc đã xem việc có nhà trẻ, mẫu giáo gần căn nhà sắp bán là một lợi thế lớn khi quảng cáo bán nhà.
Các trường thỉnh thoảng lại tổ chức một ngày để các phụ huynh đến trường tận mắt quan sát các sinh hoạt của con mình, có trường thì phụ huynh muốn đến lúc nào tùy ý. Giáo viên quản lý trường sẽ đích thân đưa phụ huynh đi khắp nơi xem xét.
Trường nào cũng có sân chơi rộng rãi với đầy đủ các thứ cho trẻ chơi đùa: hộp cát, cầu trượt, đường hầm, cây cối vừa tầm cho trẻ leo trèo, có bãi để trẻ tập trồng trọt, các loại thú như chó, mèo, chuột hamster cho trẻ cùng chơi đùa, vuốt ve.
Ngoài ra còn có cả một lò gốm hay xưởng làm đồ thủ công để học sinh tập làm các loại lọ, bình, chậu và các món đồ khác. Thường các trường đều trang đàn piano và đầu máy hát dĩa để phát nhạc trong mỗi lớp học.
Nếu phụ huynh có điều kiện và yêu cầu cao thì có một số trường loại cao cấp chú trọng đến việc dạy kỹ năng thẩm mỹ và thể chất cho học sinh như nhạc, thư họa, học chữ và toán, thể dục dụng cụ, có cả dạy tiếng Anh do giáo viên nước ngoài đứng lớp.
Còn có những trường chuyên dạy những môn nhằm phát triển những kỹ năng của bán cầu não phải cho trẻ như xếp hình đố chữ, kể chuyện dùng các búp bê để mô tả, học phần mềm vi tính, hát và múa.
Chi phí các trường này thường như sau: phí nhập học 5.000 yen (1 triệu đồng), phí hàng tháng 6.800 yen (1,38 triệu) và các phụ phí khác có thể lên đến 40.000 yen/năm (8,1 triệu đồng).
Những trường dạng này rất linh hoạt trong việc sắp xếp buổi học cho học sinh, cha mẹ có thể đưa con theo học theo từng nhóm ngày trong tuần (ví dụ: có thể học suốt tuần hay chỉ 2, 3 hoặc 4 ngày trong tuần).
Giáo viên, học sinh chụp hình lưu niệm
Cũng có một loại trường mẫu giáo rất độc đáo nhằm dạy cho những đứa trẻ có cá tính hướng ngoại và gai góc, nơi đây dạy những kỹ năng sinh tồn cơ bản như: đi dã ngoại, cắm trại, du lịch xa nhà, nấu nướng, làm vườn, thích ứng với việc di chuyển bằng các loại phương tiện giao thông.
Trước khi được nhận vào học, trẻ phải qua sự thẩm định của nhà trường để xem có phù hợp để học không vì mục đích giáo dục là nhằm phát triển tính độc lập và kỷ luật cho trẻ.
Khác với các trường mẫu giáo ở Mỹ, người Nhật không dạy chữ và toán trong lớp mẫu giáo. Quan niệm của họ là học sinh độ tuổi mẫu giáo đến trường là để chơi đùa chứ không phải để bị nhồi nhét chữ nghĩa.
Theo Tuổi trẻ
Trẻ mầm non Nhật tại trung tâm giữ trẻ ban ngày - Video: NHK, Đồng Lộc Việt hóa
Khi nộp hồ sơ cũng vậy, do phương thức tiếp nhận hồ sơ đăng ký của các trường là nhận hồ sơ của những ai đến trước cho đến khi đủ sĩ số học sinh thì thôi, không phân biệt giàu nghèo sang hèn nên nhiều phụ huynh phải đến từ 2h để chờ nộp cho được hồ sơ vào những trường uy tín, vì mỗi lớp chỉ có khoảng từ 20-30 học sinh do 3 giáo viên trông coi.
Về chi phí, ngoài phí nhập học cho con, phụ huynh đóng hàng tháng từ 5.000-13.000 yen (1-2,6 triệu đồng).
Các trường thường tổ chức một ngày gọi là "ngày giải thích" (setsumeikai) để phụ huynh đến tham quan cơ sở vật chất của nhà trường, nghe trình bày về phương thức dạy giữ trẻ, hướng dẫn về các tuyến xe buýt đưa đón học sinh, phụ huynh có cần chuẩn bị thực ăn trưa cho trẻ không, cũng như nêu những thắc mắc nếu có, ví dụ như các giáo viên sẽ xử lý các trường hợp trẻ bị bắt nạt trong lớp ra sao.
Nhiều bậc phụ huynh Nhật còn cho rằng việc bị bắt nạt sẽ giúp trẻ vững vàng hơn về tâm lý khi trưởng thành. Thông thường, đối với các trường có uy tín cao thì các phụ huynh Nhật đặt trọn vào niềm tin vào trình độ và kỹ năng sư phạm của các giáo viên nên họ ít khi thắc mắc.
Các nhà trẻ và trường mẫu giáo đều có tiêu chuẩn rất cao: cơ sở vật chất rất khang trang, đầy đủ tiện nghi, đến mức các công ty kinh doanh địa ốc địa ốc đã xem việc có nhà trẻ, mẫu giáo gần căn nhà sắp bán là một lợi thế lớn khi quảng cáo bán nhà.
Giáo viên, học sinh chụp hình lưu niệm - Ảnh: The Japan Times
Các trường thỉnh thoảng lại tổ chức một ngày để các phụ huynh đến trường tận mắt quan sát các sinh hoạt của con mình, có trường thì phụ huynh muốn đến lúc nào tùy ý. Giáo viên quản lý trường sẽ đích thân đưa phụ huynh đi khắp nơi xem xét.
Trường nào cũng có sân chơi rộng rãi với đầy đủ các thứ cho trẻ chơi đùa: hộp cát, cầu trượt, đường hầm, cây cối vừa tầm cho trẻ leo trèo, có bãi để trẻ tập trồng trọt, các loại thú như chó, mèo, chuột hamster cho trẻ cùng chơi đùa, vuốt ve.
Ngoài ra còn có cả một lò gốm hay xưởng làm đồ thủ công để học sinh tập làm các loại lọ, bình, chậu và các món đồ khác. Thường các trường đều trang đàn piano và đầu máy hát dĩa để phát nhạc trong mỗi lớp học.
Nếu phụ huynh có điều kiện và yêu cầu cao thì có một số trường loại cao cấp chú trọng đến việc dạy kỹ năng thẩm mỹ và thể chất cho học sinh như nhạc, thư họa, học chữ và toán, thể dục dụng cụ, có cả dạy tiếng Anh do giáo viên nước ngoài đứng lớp.
Trọng tâm hàng đầu của giáo dục mẫu giáo Nhật Bản là mang đến sự lành mạnh về sức khỏe, cảm xúc và niềm vui cho trẻ - Ảnh: YouTube
Còn có những trường chuyên dạy những môn nhằm phát triển những kỹ năng của bán cầu não phải cho trẻ như xếp hình đố chữ, kể chuyện dùng các búp bê để mô tả, học phần mềm vi tính, hát và múa.
Chi phí các trường này thường như sau: phí nhập học 5.000 yen (1 triệu đồng), phí hàng tháng 6.800 yen (1,38 triệu) và các phụ phí khác có thể lên đến 40.000 yen/năm (8,1 triệu đồng).
Những trường dạng này rất linh hoạt trong việc sắp xếp buổi học cho học sinh, cha mẹ có thể đưa con theo học theo từng nhóm ngày trong tuần (ví dụ: có thể học suốt tuần hay chỉ 2, 3 hoặc 4 ngày trong tuần).
Cũng có một loại trường mẫu giáo rất độc đáo nhằm dạy cho những đứa trẻ có cá tính hướng ngoại và gai góc, nơi đây dạy những kỹ năng sinh tồn cơ bản như: đi dã ngoại, cắm trại, du lịch xa nhà, nấu nướng, làm vườn, thích ứng với việc di chuyển bằng các loại phương tiện giao thông.
Trước khi được nhận vào học, trẻ phải qua sự thẩm định của nhà trường để xem có phù hợp để học không vì mục đích giáo dục là nhằm phát triển tính độc lập và kỷ luật cho trẻ.
Khác với các trường mẫu giáo ở Mỹ, người Nhật không dạy chữ và toán trong lớp mẫu giáo. Quan niệm của họ là học sinh độ tuổi mẫu giáo đến trường là để chơi đùa chứ không phải để bị nhồi nhét chữ nghĩa.
Bloomberg
Nhà trẻ: từ 1 triệu, 200.000 đến miễn phí
Ở Nhật có những nhà giữ trẻ ban ngày nhận trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi - Ảnh: Okinawa Hai
Ở Nhật có 2 dạng nhà trẻ:
- Hoikuen là nhà giữ trẻ ban ngày của tư nhân cho những bà mẹ bận đi làm việc, nhà trẻ nhận giữ trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi. Thời gian giữ trẻ là đầu giờ sáng đến 5-6h chiều.
Cơ sở vật chất cũng khang trang và đầy đủ tương tự như trường mẫu giáo. Phụ huynh có thể gởi con vài ba ngày hoặc suốt tuần.
Tại đây trẻ được cho ăn, ngủ trưa. Chí phí gửi trẻ cũng tương đương, có khi cao hơn trường mẫu giáo (1-2,6 triệu đồng). Việc dạy dỗ cũng gần tương tự như trường mẫu giáo nhưng giản lược hơn.
Cạnh đó còn có các trung tâm giữ trẻ dành cho những gia đình mà cả cha mẹ cùng đi làm và có thu nhập thấp. Chính phủ Nhật hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các trung tâm này như một dạng an sinh xã hội cho người nghèo, nhờ vậy chi phí phụ huynh phải nộp là rất thấp.
Việc dạy trẻ cũng có chất lượng cao tương tự như nhà trẻ tư nhân.
Một ngày của các bé ở một trung tâm giữ trẻ Nhật - Video: Washington Post
- Yoji là dạng phòng giữ trẻ do Hội đồng thị chính địa phương đó thành lập và quản lý. Chi phí thì rẻ hơn nhiều so với Hoikuen, khoảng 1.000 yen/tháng (204.000 đồng).
Có một dạng Yoji miễn phí là các bà mẹ tự giữ lấy con mình trong một căn phòng rộng rãi đầy đủ đồ chơi cho trẻ. Nơi đây dành cho các bà mẹ có thời gian chăm sóc con, hoặc trẻ chưa đủ tuổi vào mẫu giáo, hay không đủ điều kiện tài chính để gửi con vào nhà trẻ loại Hoikuen.
Nước Nhật hiện đối diện với nguy cơ dân số ngày càng già đi (gần 1/3 dân số Nhật từ 65 tuổi trở lên) và tỉ lệ sinh lại ngày càng giảm (năm 2016 chỉ có 976.000 đứa trẻ được sinh ra trong khi số người chết là 1,2 triệu), đồng nghĩa với việc ngày càng có ít trẻ em.
Tình hình này khiến các nhà trẻ và trường mẫu giáo đang phải cạnh tranh quyết liệt để thu hút phụ huynh gửi trẻ, bằng cách ngày càng nâng cao tiện nghi vật chất trường lớp và chất lượng giáo dục cao hơn nữa.
Trung Quốc: mỗi trường mầm non một thanh tra giáo dục
Sau vụ bạo hành trẻ tại trường mầm non tư thục của Công ty RYB Education, chính quyền địa phương cho biết tất cả các trường mầm non tại Bắc Kinh sẽ có thêm một nhân sự bổ sung, làm nhiệm vụ thanh tra giáo dục thường trực. Người này sẽ giám sát mọi hoạt động của trường.
Hãng tin Tân Hoa xã cho biết theo Ủy ban Giáo dục thành phố Bắc Kinh, mỗi trường mầm non hoạt động phải có một thanh tra giáo dục. Cùng với đó, các quận cũng được yêu cầu phải xây dựng cơ sở dữ liệu dựa trên hoạt động thanh tra các cơ sở giáo dục mầm non về an toàn, vệ sinh, đội ngũ giáo viên và công tác quản lý.
Ngoài ra, công tác kiểm tra mức độ an toàn trên quy mô lớn tại các trường mầm non trong thành phố Bắc Kinh cũng đang được triển khai. Trong trường hợp phát hiện những vấn đề không đạt tiêu chuẩn như phòng cháy chữa cháy, hoạt động giám sát và chất lượng bữa ăn, các cơ sở sẽ buộc phải sửa đổi ngay.
Chính quyền sở tại cũng yêu cầu các trường mầm non phải tăng cường cơ chế liên lạc, giao tiếp với phụ huynh và cộng đồng, thành lập cơ chế ứng phó khẩn cấp.