l-cng-un.jpg
Lý Công Uẩn lên ngôi năm 1009 sáng lập ra triều Lý. Ông là người đã tạo nên bước ngoặt lịch sử, dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.


Xuân Đinh Dậu 157
, Chu Đạt (người Thanh Hoá) lãnh đạo nhân dân vùng Cửu Chân và Nhật Nam (miền Trung) nổi dậy đánh chiếm các quận huyện, làm lao đao chính quyền đô hộ của nhà Đông Hán.

Năm Kỷ Dậu 1009, tháng 11, Lý Công Uẩn lên ngôi vua tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình), khai sinh triều Lý và chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Ông lấy hiệu Lý Thái Tổ, đặt niên hiệu là Thuận Thiên. Lý Thái Tổ đại xá toàn quốc, xóa bỏ tù ngục, kiện tụng; cho phép những người có việc tranh chấp, kiện cáo được đến tận triều đình tâu bày, đích thân vua sẽ phân xử.

Lý Thái Tổ là một vị vua hiền từ, rất lo cho dân. Với cương vị Hoàng đế sáng lập vương triều, nhà vua trước hết lo xây dựng vương triều, củng cố chính quyền trung ương. Bộ máy hành chính được xây dựng có quy củ, cả nước chia làm 24 lộ, các thế lực cát cứ địa phương bị dẹp yên. Nhà vua đặc biệt chăm lo xây dựng cơ sở xã hội, chính trị, tư tưởng cho vương triều.

Trong lịch sử dân tộc, Lý Thái Tổ đã làm nên một việc lớn, tạo dựng một mốc son lịch sử - đó là quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010.

Năm Kỷ Dậu 1069, tháng 2, Lý Thường Kiệt cầm binh đi dẹp giặc Chiêm Thành xâm lấn biên giới phía Nam. Quân ta đại thắng, chiếm kinh đô Vijaya, bắt được vua Chế Củ cùng 50 vạn quân Chiêm.

Năm Ất Dậu 1225, tháng 11, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần cảnh, kết thúc thời Lý, lập ra triều Trần.

Năm Tân Dậu 1261, đời vua Trần Thánh Tông, tổ chức nhiều cuộc thi viết, tính toán và thi nghiệp vụ cho những người làm việc tại các cơ quan công quyền, y dược, tế lễ. Thực hiện chế độ tuyển quân rộng rãi cả ở cấp trung ương và địa phương. Lúc này, kỳ thi lại viên (cuộc thi chọn những người biết tính sưu thuế, đo ruộng đất, việc binh lương, tính thể tích con đê, thành, hào) chỉ còn hai môn Thư và Toán.

Năm Ất Dậu 1285, tháng 1, Thượng hoàng Trần Thánh Tông tổ chức Hội nghị Diên Hồng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông. Suốt nửa năm tiếp theo, dưới sự chỉ huy tài tình của Trần Hưng Đạo, quân dân ta ngoan cường chống trả, đánh tan 50 vạn quân Nguyên - Mông xâm lược. Ngày 9 tháng 7, triều đình và quân đội nhà Trần trở về thủ đô Thăng Long ăn mừng chiến thắng.

Năm Đinh Dậu 1297, tháng 3, nhà Trần tiến hành sâu rộng cải cách hành chính cơ sở, duyệt định dân binh các xã, đổi giáp thành hương, thay mới cơ chế quản lý và quan chức địa phương.

Năm Ất Dậu 1405, tháng 10, triều Hồ định lại quy chế quân ngũ, chia lực lượng vũ trang thành nhiều ban, vệ, đội dưới sự điều hành chung của Đại tướng quân. Cũng năm này, tổ chức nhiều cuộc thi khoa học, văn hóa, triết luận và tích cực phòng thủ chống giặc Minh xâm lược.

Năm Đinh Dậu 1477, tháng 12, ban hành chính sách lộc điền hướng dẫn việc phong tặng, ban phát ruộng đất cho quan lại và những người có công.

Năm Tân Dậu 1621, chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai sứ sang nước Chân Lạp yêu cầu cho người Việt buôn bán ở khu vực Đồng Nai. Linh mục Francesco de Pina và Cristofero Borri dịch quyển kinh thánh đầu tiên ra tiếng Việt.

Năm Kỷ Dậu 1789, vào đúng dịp Tết, vua Quang Trung lãnh đạo quân Tây Sơn thần tốc tiến ra Bắc, lập nên chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa oanh liệt, đại phá 29 vạn giặc Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long, thống nhất Tổ quốc.

chin-thng-ngc-hi-ng-a-xun-k-du-i-ph-qun-thanh.jpg
Mồng 5 tết Kỷ Dậu, với chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Quang Trung đã quét sạch 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi đất nước.

 

Năm Đinh Dậu 1837, ban hành chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp và bảo vệ giá trị lưu thông của tiền tệ, vàng bạc. Cũng năm này, triều Nguyễn cho thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia Đông Nam Á và một số nước phương Tây.

Năm Tân Dậu 1861, nhân dân Nam bộ kiên cường đứng lên chống Pháp xâm lược với các cuộc khởi nghĩa lớn của Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Phan Văn Đạt và Lê Cao Dũng.

Năm Ất Dậu 1885, ngày 5 tháng 7, Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công giặc Pháp ở kinh thành Huế, rồi đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, phát động phong trào Cần Vương chống Pháp, được nhân dân cả nước hưởng ứng mạnh mẽ.

Năm Ất Dậu 1945, ngày 15/5, thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng thành Việt Nam Giải phóng quân. Ngày 13/8, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc phát lệnh tổng khởi nghĩa. Ngày 19/8, giành được chính quyền tại Hà Nội. Ngày 30/8, vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ. Ngày 2/9, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

tuyen-ngon-dl.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử ngày 2/9 năm Ất Dậu 1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

 

Năm Kỷ Dậu 1969, tháng 4, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cấp bách đối với cách mạng miền Nam. Ngày 1/7, quân và dân Hà Tây bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 3.300 trên miền Bắc. Ngày 20/8, Chính phủ ra quyết định cải tiến và xây dựng chữ viết của các dân tộc thiểu số. Tại miền Nam, ngày 10/5, thành lập chính quyền cách mạng ở Sài Gòn - Chợ Lớn; ngày 23/5, các phong trào tiến bộ tổ chức hội nghị hiệp thương bàn việc triệu tập Đại hội Đại biểu quốc dân để cử ra Chính phủ Cách mạng lâm thời.

Năm Tân Dậu 1981, ngày 27/3, bắt đầu thực thi cải cách toàn diện hệ thống giáo dục phổ thông. Ngày 12/6, Chính phủ đặt Giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước cho những công trình khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật xuất sắc.

Phụ nữ Việt Nam