Leo núi Bài Thơ ngắm vịnh Hạ Long độc lạ nhưng nhiều rủi ro - Ảnh 1.

Một góc vịnh Hạ Long nhìn từ đỉnh núi Bài Thơ

LÃ NGHĨA HIẾU

Thông tin chính quyền TP.Hạ Long đầu tư đường lên núi Bài Thơ khiến người dân địa phương và du khách "đứng ngồi không yên". Ngọn núi nằm giữa trung tâm TP.Hạ Long được ví như "kính viễn vọng đặc biệt" bởi từ trên đỉnh, phóng tầm mắt xung quanh sẽ chiêm ngưỡng cảnh sắc di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long hùng vĩ, hay toàn cảnh TP.Hạ Long xinh đẹp, đường bao biển chạy dài...

Mặc dù ngọn núi không cao, nhưng đường lên đỉnh không hề đơn giản, bởi có nhiều đoạn dốc dựng đứng, cùng những phiến đá nhọn, có những vực thẳm. Vượt qua những bậc đá, dốc cao, khi lên tới đỉnh núi, dường như mọi mệt nhọc sẽ xua tan khi hiện ra trước mắt du khách là cả một không gia vịnh Hạ Long bao la với mây trời, non nước hùng vĩ.

Hiện nay, UBND TP. Hạ Long đã xây dựng phương án tu bổ, tôn tạo di tích đối với lối vào di tích, nhà ban quản lý di tích, nhà cơ vụ tổng đài, hang trú ẩn, sơ tán tổ chỉ huy, nhà công vụ, chòi nghỉ chân... với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và sẽ kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Leo núi Bài Thơ ngắm vịnh Hạ Long độc lạ nhưng nhiều rủi ro - Ảnh 2.

Trên đỉnh núi, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Đây cũng chính là vị trí mà vào rạng sáng 1.5.1930, công nhân lái xe lửa Nhà sàng Ba Đèo là Đào Văn Tuất đã bí mật, dũng cảm leo lên treo lá cờ Đảng

LÃ NGHĨA HIẾU

Đứng ở nơi này, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh TP.Hạ Long xinh đẹp bên bờ vịnh với những công trình thiết kế độc đáo: Cột Đồng Hồ, đường bao biển Hạ Long; cụm công trình Thư viện - Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh; khu du lịch Bãi Cháy…

Theo sử sách, núi có tên Dọi Đèn, là vọng gác trọng yếu của cửa ải Đông Bắc hàng trăm năm trước. Tại núi Dọi Đèn xưa luôn sáng đèn cho thuyền bè vào bờ; khi có giặc, đây là nơi đốt lửa báo tin về kinh đô.

Mùa xuân năm 1468, vua Lê Thánh Tông đưa quân đi tuần ở vùng biển Đông Bắc có dừng thuyền ở chân núi Dọi Đèn. Xúc động trước cảnh đẹp non xanh nước biếc nơi đây, vua Lê Thánh Tông đã cho khắc một bài thơ lên vách đá.

Đến năm 1729, chúa An Đô Vương Trịnh Cương, một nhà thơ có tiếng thời Lê - Trịnh, đi tuần qua đây đọc bài thơ của vua Lê Thánh Tông, bèn họa lại bằng một bài thất ngôn bát cú, cũng được khắc ở vách đá. Từ đó ngọn núi có tên núi Bài Thơ.

Leo núi Bài Thơ ngắm vịnh Hạ Long độc lạ nhưng nhiều rủi ro - Ảnh 5.

Chinh phục đỉnh núi Bài Thơ và chụp ảnh "sống ảo" là niềm mong ước của giới trẻ Hạ Long

LÃ NGHĨA HIẾU

Leo núi Bài Thơ ngắm vịnh Hạ Long độc lạ nhưng nhiều rủi ro - Ảnh 7.

Càng lên cao, không gian vịnh Hạ Long thơ mộng và đô thị Hạ Long hiện ra tuyệt đẹp trước mắt du khách

LÃ NGHĨA HIẾU

Leo núi Bài Thơ ngắm vịnh Hạ Long độc lạ nhưng nhiều rủi ro - Ảnh 8.

Cảnh đẹp hùng vĩ này khiến ai cũng chụp bức hình kỷ niệm

LÃ NGHĨA HIẾU

Leo núi Bài Thơ ngắm vịnh Hạ Long độc lạ nhưng nhiều rủi ro - Ảnh 10.

Hai em học sinh Nguyễn Vũ Anh, Nguyễn Minh Quang (cùng 8 tuổi) tươi cười rạng rỡ trong lần đầu tiên chinh phục ngọn núi cao nhất TP.Hạ Long

LÃ NGHĨA HIẾU

Leo núi Bài Thơ ngắm vịnh Hạ Long độc lạ nhưng nhiều rủi ro - Ảnh 11.

Cháu Vũ Duy Khoa (8 tuổi) vui thích khi được chinh phục ngọn núi cao nhất ở TP.Hạ Long

LÃ NGHĨA HIẾU

Leo núi Bài Thơ ngắm vịnh Hạ Long độc lạ nhưng nhiều rủi ro - Ảnh 12.

Du khách ghi lại khoảnh khắc ấn tượng trên đỉnh núi Bài Thơ

LÃ NGHĨA HIẾU

Leo núi Bài Thơ ngắm vịnh Hạ Long độc lạ nhưng nhiều rủi ro - Ảnh 13.

Từ trên đỉnh núi nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp

LÃ NGHĨA HIẾU

Theo Thanh niên