leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

Rau củ muối có nhiều cách chế biến, phổ biến nhất là muối nước, muối nén và muối xổi. Món ăn này không chỉ giúp kích thích ngon miệng, chống ngán khi ăn nhiều thịt hoặc các món dầu mỡ mà còn được cho là nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng bên cạnh những lợi ích này, rau củ muối còn có thể gây ra bệnh tật, bao gồm cả ung thư. Trong đó thường gặp nhất là ung thư vòm họng.

Ăn rau củ muối thường xuyên làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng gấp 7 lần

Giáo sư Lou Peiren không chỉ là Phó chủ tịch Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan mà còn là giảng viên cấp cao tại khoa Tai Mũi Họng, Đại học Y Quốc gia Đài Loan (Trung Quốc). Trong số gần đây tại chương trình "Góc nhìn của bác sĩ nổi tiếng", ông đã chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích về ung thư vòm họng.

Theo Giáo sư Lou, ung thư vòm họng đang trở nên phổ biến hơn khi tăng nhanh về số lượng và trẻ hóa về độ tuổi. Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Ông còn nhấn mạnh rằng, thói quen ăn uống có tác động rất lớn tới sự tăng hoặc giảm nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Trong đó, ăn rau củ muối thường xuyên cũng là một trong những thói xấu về ăn uống hàng đầu làm tăng khả năng mắc bệnh này.

Giáo sư Lou cho biết, hiện tại có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ gây ung thư vòm họm của rau củ muối nói riêng cũng như thực phẩm ướp muối, lên men nói chung. Tuy nhiên các con số kết luận ở mỗi vùng lãnh thổ, châu lục vẫn có sự chênh lệch, chưa thống nhất. Nếu xét trung bình, chúng ta sẽ thấy được việc ăn rau củ muối thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng lên tới 7 lần.

Với nghiên cứu tại Trung Quốc gần đây nhất, ông lấy dẫn chứng về báo cáo khoa học của nhóm bác sĩ đứng đầu là Feng Haiyan (Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhân dân Liễu Châu, Liễu Châu, Trung Quốc). Nghiên cứu này phân tích số liệu từ đầu những năm 2000 tới tháng 7/2021, được công bố tháng 4/2022. Kết quả cho thấy rau củ muối và cá muối làm tăng khoảng 65% nguy cơ mắc ung thư vòm họng khi ăn thường xuyên. Nhất là nếu ăn từ khi còn nhỏ tuổi hoặc rau củ muối chưa chín thì con số này sẽ tăng lên trên 70%.

Về cơ chế gây bệnh, theo Giáo sư Lou giải thích thì loại thực phẩm này chứa một lượng lớn chất nitrit. Sau khi vào cơ thể người sẽ chuyển hóa thành nitrosamine. Đây là 1 chất gây ung thư nguy hiểm dược WHO cảnh báo nhiều lần. Có thể gây ra nhiều bệnh ung thư như ung thư vòm họng, ung thư gan, ung thư dạ dày…

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

Chưa kể, rau củ muối còn làm chúng ta, nhất là trẻ em bị giảm khả năng chống lại sự lây nhiễm của virus Epstein-Barr. Trong khi đó, virus này là nguyên nhân phổ biến gây ung thư vòm họng. Hơn nữa, khi đã lên men rau củ muối còn chứa axit, vi khuẩn xấu dễ xâm nhập gây hại cho vòm họng, thực quản và dạ dày… Nếu kéo dài lâu ngày có thể gây ung thư cho các bộ phận này.

Ngoài ra, ông cũng nhắc nhở rằng ăn rau củ muối xổi, chưa chín kỹ hoặc chín quá kỹ còn đẩy mức độ độc hại tới cơ thể cao hơn. Nhất là khả năng gây ung thư vòm họng. Vì vậy, không chỉ nên hạn chế ăn mà còn cần chế biến đúng cách, ăn đúng thời điểm và đảm bảo vệ sinh nếu muốn dùng rau củ muối để bảo vệ bản thân cũng như gia đình mình.

Một số nguyên nhân khác gây ung thư vòm họng và dấu hiệu nhận biết

Giáo sư Lou nhấn mạnh rằng, rau củ muối không phải nguyên nhân duy nhất gây ung thư vòm họng. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đang mắc phải rất nhiều thói quen xấu âm thầm khiến ung thư vòm họng tìm đến mà không hay.

Phổ biến như hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào, xì gà…) và uống rượu bia, ăn uống đồ quá nóng (trên 60 độ C), quan hệ tình dục bằng miệng. Những người sinh sống, làm việc trong môi trường quá ô nhiễm hay chứa chất độc hại. Ví dụ như hóa chất, sơn, bụi gỗ, ô nhiễm không khí bởi khói bụi, nhiễm phóng xạ… cũng dễ bị ung thư vòm họng hơn.

Hoặc nếu bạn bị nhiễm virus Epstein-Barr, virus papilloma (HPV 16 và HPV 18) thì tỷ lệ ung thư vòm họng là rất cao. Tỷ lệ này cũng tăng đáng kể với những người bị bệnh bẩm sinh về huyết học như thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu … Ngoài ra, di truyền cũng là yếu tố quan trọng trong nguy cơ ung thư vòm họng. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh này cũng cao gấp 4 lần ở nữ giới.

Thêm một điểm đáng lưu ý là dù trẻ hóa nhưng nhưng độ tuổi chính được phát hiện mắc ung thư vòm họng vẫn đang ở khoảng trung niên. Lý do là vì ung thư vòm họng có thời gian ủ bệnh lâu và đặc biệt là triệu chứng không rõ ràng, dễ bị bỏ qua ở giai đoạn đầu, dẫn tới có bệnh nhưng phát hiện muộn.

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa 

Giáo sư Lou nhắc nhở, phát hiện sớm là yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị ung thư nói chung, ung thư vòm họng nói riêng. Vì vậy, hãy đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu của bệnh như:

- Chứng ù tai: do tế bào ung thư xâm lấn gây tắc vòi nhĩ, người bệnh thường nghe tiếng ve kêu, ù tai thường xuyên.

- Hay nhức đầu: bệnh nhân thường đau âm ỉ, có khi đau thành từng cơn, triệu chứng này gây nhầm lẫn với những bệnh về não, thiếu máu, thần kinh.

- Hay ngạt mũi: có thể là ngạt một bên, chảy máu cam, xì mũi ra máu.

- Nổi hạch bất thường ở cổ: hạch nhỏ, có thể không đau, thường nổi ở góc hàm.

- Giọng nói thay đổi: Xảy ra khi khối u phát triển chèn ép dây thanh.

- Khó nuốt và đau nhức vòm họng: dù là nuốt nước bọt hay thức ăn, đều xảy ra cảm giác đau nhức do tế bào ung thư đã hiện diện ở vòm họng, làm cho quá trình nuốt thức ăn diễn ra khó khăn. Chính vì vậy, bệnh nhân hay mắc nghẹn và có hiện tượng chảy máu khi khối u phát triển.

Điều quan trọng là khi gặp phải những dấu hiệu bất thường này, nên tới bệnh viện khám ngay thay vì chủ quan mà bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất.

Ngọc Ái/Nguồn: Topick, Cancer123, Family Doctor