Theo một nghiên cứu, bệnh tiểu đường phổ biến hơn ở nam giới, với tỷ lệ mắc bệnh là 2,3%, so với chỉ 1,4% ở phụ nữ, theo trang tin Boldsky.
Sống chung với bệnh tiểu đường có nghĩa là theo một chế độ tập luyện, ăn uống và kiểm tra định kỳ thật nghiêm ngặt trong suốt đời.
|
Bệnh tiểu đường phổ biến hơn ở nam giới
|
Tuy nhiên, nam giới có những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh khác với phụ nữ. Do đó, lời khuyên để nam giới kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả cũng đặc biệt hơn.
1. Tiêu thụ carb phức hợp
Carb phức hợp có khả năng chống bệnh tiểu đường tuyệt vời, cùng với các đặc tính chống viêm và oxy hóa.
Carb phức hợp - có trong các loại đậu, bột yến mạch, ngũ cốc nguyên cám bánh mì đen, mì làm từ bột mì đen và các loại rau củ quả - có thể giúp bệnh nhân tiểu đường quản lý mức đường huyết tốt hơn nhiều.
2. Tránh đường tinh luyện và đồ uống có đường
Đường tinh luyện hoặc thức ăn đồ uống có đường có thể dễ dàng được cơ thể hấp thụ và làm tăng mức đường huyết. Vì vậy, hãy tránh các sản phẩm có chứa đường tinh luyện.
3. Giảm cân
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa số bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân hoặc béo phì, điều này cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến tim.
4. Thường xuyên vận động
|
Thường xuyên hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội cũng là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường
|
Thường xuyên hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội cũng là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường.
5. Tập ăn chay
Bắt đầu chế độ ăn thuần chay là cách tốt nhất để tiêu thụ các chất dinh dưỡng thực vật như chất chống oxy hóa và sterol thực vật - giúp cải thiện mức đường huyết.
Thêm nhiều trái cây và rau quả, sử dụng vừa phải dầu thực vật.
Các sản phẩm động vật có chứa chất béo bão hòa và cholesterol cao có thể dẫn đến các biến chứng tiểu đường, đặc biệt là các vấn đề về tim và thận.
6. Hạn chế đạm (đối với người bệnh thận do tiểu đường)
Theo một nghiên cứu, bệnh thận do tiểu đường rất phổ biến ở nam giới, chiếm đến con số gây sốc 51,6%, so với 36,5% ở nữ giới, theo Boldsky.
Vì vậy, nam giới nếu gặp tình trạng này, hãy tránh ăn nhiều muối và thực phẩm giàu đạm như thịt gà, thịt, cá, tôm và đậu nành.
7. Giảm căng thẳng
Nam giới thường dễ bị căng thẳng hơn. Theo một nghiên cứu, căng thẳng có thể góp phần làm tăng đường huyết mạn tính vì nó kích thích giải phóng các hoóc môn có thể làm tăng mức đường huyết.
Có thể giảm căng thẳng bằng cách tập yoga hoặc thiền.
8. Cải thiện mức hoóc môn nam testosterone
Một nghiên cứu cho biết rằng mức độ testosterone cao ở nam giới có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngược lại, thiếu hoóc môn này có thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường ở nam giới.
|
Mức độ testosterone cao ở nam giới có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
|
Do đó, để cải thiện mức testosterone và khả năng sinh sản ở nam giới, hãy tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để bổ sung vitamin D.
Đồng thời, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu kẽm như hàu, tôm, cua, thịt gà, các loại đậu, các loại hạt, sữa, lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, nấm, theo Boldsky.
9. Bỏ thuốc lá
Sự kết hợp giữa hút thuốc lá và mức đường cao có thể gây tổn thương mạch máu và làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Vì hầu hết nam giới đều hút thuốc nên họ có thể có nhiều nguy cơ bị các biến chứng như nhiễm trùng, loét và bệnh võng mạc.
Hãy tránh hút thuốc lá để kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh.
10. Kiểm tra đường huyết tại nhà
Tự kiểm tra đường huyết tại nhà là một phần quan trọng của việc chăm sóc bệnh tiểu đường.
Dù bạn có bận rộn đến đâu, hãy luôn cố gắng tuân theo thói quen quan trọng này, theo Boldsky.
Theo Thanh niên