Mòn răng, răng bị mẻ hoặc nứt, răng quá nhạy cảm, nhức đầu, khít hàm,... là những dấu hiệu cho thấy bạn nghiến răng khi ngủ - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tại sao người ta nghiến răng?
Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA), căng thẳng, lo âu, khó ngủ, khớp cắn bất thường, răng khấp khểnh hoặc thiếu răng đều có thể dẫn đến chứng nghiến răng. Giống như nhiều tình trạng sức khỏe khác, chứng nghiến răng khi ngủ có thể nhẹ hoặc nặng, không thường xuyên hoặc thường xuyên.
Dấu hiệu cho thấy bạn đang nghiến răng, theo Johns Hopkins Medicine:
- Mòn răng
- Răng bị mẻ hoặc nứt
- Đau mặt
- Răng quá nhạy cảm
- Căng cơ mặt và hàm
- Nhức đầu
- Trật khớp hàm
- Khít hàm
- Âm thanh lách cách trong khớp thái dương hàm, khớp nối xương hàm với hộp sọ.
- Các vết lõm trên lưỡi
- Tổn thương bên trong má
- Diện mòn, răng bị mòn mặt nhai (các vùng phẳng, nhẵn được tạo ra trên bề mặt cắn của răng khi chúng được cọ xát với nhau nhiều lần).
Tại sao điều trị nghiến răng lại quan trọng?
Tiến sĩ Nathan Lawson tại Trường Nha khoa Birmingham, Đại học Alabama (Mỹ) cho biết: “Nghiến răng có thể dẫn đến đau răng, đau khớp thái dương hàm, mất khả năng ăn nhai và vẻ ngoài kém thẩm mỹ của răng và khuôn mặt của một người”.
Bạn thậm chí có thể bị gãy răng, hoặc nghiến răng đến mức các núm và rãnh bình thường trong răng (cần thiết để nhai) bị bong ra. “Bệnh nhân nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt” khi gặp tình trạng sức khỏe răng miệng này, Prevention dẫn lời nha sĩ Julie Cho tại Thành phố New York (Mỹ).
Theo thanhnien