Các bác sĩ đều khuyên rằng việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm rất quan trọng, đặc biệt là với người ở độ tuổi cao, nguy cơ lớn. Dưới đây là 14 nội dung kiểm tra sức khoẻ mà người cao tuổi cần làm để chăm sóc sức khoẻ toàn diện hơn.

1.Kiểm tra huyết áp

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) của Hoa Kỳ cho biết, có khoảng 64% đàn ông và 74% phụ nữ ở trong độ tuổi từ 65 tuổi đến 74 tuổi bị bệnh bệnh tăng huyết áp.

Do vậy làm kiểm tra sức khoẻ ở người cao tuổi không thể thiếu việc kiểm tra huyết áp được. Đặc biệt những biểu hiện và biến chứng của bệnh có thể gây tử vong nhanh chóng do đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.

2. Xét nghiệm kiểm tra mỡ máu

Việc giữ cho nồng độ cholesterol trong máu ở mức thấp sẽ tương đương với việc bạn đã giảm nguy cơ bị đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Do đó mà xét nghiệm kiểm tra mỡ máu là cần thiết không chỉ riêng với người cao tuổi.

Khi phát hiện mỡ máu cao, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh. Ngoài ra bạn cũng có thể được chỉ định dùng thuốc nếu cần thiết.

3. Tầm soát ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng là bệnh có yếu tố di truyền hoặc với những người có polyp trực tràng cũng cần phải được thăm khám kiểm tra tầm soát định kì.

Tầm soát ung thư trực tràng nên được thực hiện sau 50 tuổi (Ảnh: Internet)

Kiểm tra ung thư trực tràng thường sẽ có nội soi và sinh thiết nếu có phát hiện bất thường. Người ở độ tuổi sau 50 cần duy trì việc kiểm tra sức khoẻ trực tràng đều đặn 10 năm một lần.

4. Kiểm tra sức khoẻ của mắt

Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng, người độ tuổi trên 40 cần được khám mắt định kỳ. Sau 40 là độ tuổi dễ mắc các bệnh liên quan tới suy giảm thị lực như tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể,...

5. Kiểm tra sức khoẻ răng miệng

Không chỉ người trẻ mà kiểm tra sức khoẻ răng miệng cũng quan trọng cả với người cao tuổi, nhất là khi lợi suy giảm, răng có thể yếu hơn do ê buốt,... Ngoài ra, nếu người cao tuổi đang sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc kháng histamin hay thuốc chống trầm cảm nên có lịch kiểm tra răng miệng đều đặn.

Kiểm tra sức khoẻ răng miệng cần thiết với người cao tuổi đang sử dụng hiều loại thuốc mãn tính (Ảnh: Internet)

Ngoài kiểm ra nướu, răng,.. có thể kiểm tra thêm hầu họng nữa.

6. Làm kiểm tra thính lực

Suy giảm, mất thính lực là một trong những quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra thì suy giảm thính lực cũng có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý khác. Do đó mà người cao tuổi nên được kiểm tra sức khoẻ thính giác khoảng 2-3 năm/1 lần.

Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ thực hiện các bài kiểm tra trong đo thính lực đồ.

7. Kiểm tra mật độ xương

Mật độ xương có ảnh hưởng lớn tới nguy cơ bị loãng xương khi về già. Điều này xảy ra ở cả nữ giới và nam giới. Tuy nhiên, nguy cơ loãng xương thường cao hơn ở nữ giới.

Kiểm tra mật độ xương giúp tầm soát loãng xương ở người cao tuổi (Ảnh: Internet)

Kiểm tra mật độ xương được khuyến cáo là kiểm tra sức khoẻ người trên 65 tuổi nên thực hiện. Với những trường hợp đặc biệt thì có thể làm kiểm tra định kỳ sớm hơn.

8. Xét nghiệm nồng độ vitamin D

Vitamin D là nguyên tố vi lượng giúp bảo vệ xương chắc khoẻ và chống lại nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường hay một vài loại ung thư.

Người tuổi càng cao thì khả năng tự tổng hợp vitamin D của cơ thể càng suy giảm. Do đó cần làm kiểm tra sức khoẻ này để bổ sung kịp thời, giúp sức khoẻ ổn định. Xét nghiệm nồng độ vitamin D nên được thực hiện định kỳ hàng năm.

9. Kiểm tra hormone kích thích tuyến giáp

Vai trò của hormone tuyến giáp là giúp cơ thể cân bằng được tốc độ trao đổi chất. Khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chậm chạp, dễ bị tăng cân và đau nhức hơn.

Ngoài ra, nếu nam giới bị rối loạn hormone tuyến giáp có thể gây ra chứng rối loạn cương dương. Vì thế mà người cao tuổi cũng nên thực hiện kiểm tra hormone tuyến giáp để quản lý tình trạng sức khoẻ.

10. Đo điện tâm đồ (ECG)

Khi trên 50 tuổi, điện tâm đồ là một kiểm tra sức khoẻ nên thực hiện và nhắc lại sau 2-3 năm/1 lần. Với những người có tiền sử bệnh tim mạch hay đặc thù khác thì có thể điều chỉnh các đợt kiểm tra sát nhau hơn.

11. Đo đường huyết

Mục đích của đo đường huyết là tầm soát bệnh tiểu đường. Người trên 45 tuổi nên kiểm tra đường huyết đang ở mức cao hay không, có nguy cơ bị mắc đái tháo đường hay không. Kiểm tra đường huyết thường được thực hiện vào lúc đói. Ngoài ra có thể làm xét nghiệm HbA1C.

Đường huyết trong máu cao khiến bạn có nguy cơ bị đái tháo đường (Ảnh: Internet)

12. Chụp nhũ ảnh

Đa số bác sĩ khuyên rằng bạn nên thực hiện việc chụp nhũ ảnh 2 năm 1 lần. Nếu như bạn có nguy cơ cao bị ung thư vú do có tiền sử gia đình từng mắc bệnh này thì bác sĩ có thể khuyến nghị nên chụp nhũ ảnh để sàng học hàng năm.

13. Xét nghiệm PAP (PAP smear)

PAP là viết tắt của tầm soát ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này được khuyến nghị nên thực hiện định kì với phụ nữ trên 65 tuổi.

14. Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt

Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt được thực hiện bằng phương pháp dò trực tràng hoặc đo nồng độ kháng nguyên PSA trong máu.

Anh Dũng