leftcenterrightdel
 Ăn chuối có thể hạ axit uric. Ảnh: Thanh Thanh

Kiềm hóa nước tiểu, giảm axit uric và ngăn ngừa bệnh gút

Nhiều chuyên gia nổi tiếng của Nhật Bản như bác sĩ Yoshio Otani, tiến sĩ nông nghiệp Makoto Tajima và bác sĩ nội khoa Shinichiro Otake cùng nghiên cứu lợi ích của chuối đối với sức khỏe. Một trong số đó là giảm axit uric và ngăn ngừa bệnh gút.

Axit uric trong máu quá cao và các tinh thể tích tụ chậm ở các khớp có thể gây ra bệnh gút. Chuối giúp kiềm hóa nước tiểu, giúp axit uric hòa tan vào nước tiểu, từ đó đào thải, làm giảm axit uric.

Các nhà nghiên cứu đã mời 2 ngôi sao nam Hamaka Ryuichi và Yamauchi Kenji đến thử nghiệm thực tế. Nồng độ axit uric ban đầu của họ ở mức cao (mức tiêu chuẩn là 3,8 - 7). Sau khi ăn 2 quả chuối/ngày liên tục trong một tuần, nồng độ axit uric của Ryuichi Hamaka giảm từ 10,2 xuống 8,3. Còn chỉ số của Kenji Yamauchi giảm từ 7,9 xuống 7,6.

Nagato Okamura - Chủ tịch Bệnh viện Okamura Nhật Bản - cho rằng, để ngăn ngừa bệnh gút, nên hướng tới lượng nước tiểu trên 2.000ml mỗi ngày, để axit uric có thể được đào thải qua nước tiểu. Vì vậy, chuối cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh gút bằng cách thúc đẩy quá trình tiểu tiện. Thông tin do Hiệp hội Dược sĩ tỉnh Aichi của Nhật Bản cung cấp cũng chỉ ra rằng, ngoài chuối có thể giúp kiềm hóa nước tiểu, khoai môn, đậu nành, khoai lang... cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Nếu đang mắc bệnh thận, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn chuối và các thực phẩm chứa nhiều kali khác.

Giúp bài tiết natri, ngăn ngừa đột quỵ và đột tử

Các bác sĩ cũng chỉ ra, thời tiết nắng nóng, dễ đổ mồ hôi, cơ thể bị mất nước, khiến máu đặc hơn, dễ hình thành cục máu đông, làm tăng nguy cơ nhồi máu não.

Chuối rất giàu kali, giúp đào thải muối ra khỏi cơ thể, máu lưu thông dễ dàng hơn, hạ huyết áp, bảo vệ mạch máu, giúp mạch máu trẻ hóa, ngăn ngừa đột tử.

Theo laodong