leftcenterrightdel
 Bổ sung thực phẩm chứa probiotics vào chế độ ăn uống giúp hạ đường huyết. Đồ họa: Hạ Mây

Thực phẩm lên men

Thực phẩm lên men có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu thông qua tác dụng có lợi của men vi sinh. Men vi sinh là vi khuẩn lành mạnh, khi được tiêu thụ, có thể giúp phục hồi mức độ và chức năng của vi khuẩn tự nhiên trong ruột.

Tuy nhiên, một số loại thực phẩm làm thay đổi cấu trúc và hoạt động của vi khuẩn đường ruột. Điều này dẫn đến tình trạng viêm mãn tính và rối loạn chuyển hóa, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, hội chứng chuyển hóa và đái tháo đường loại 2.

Ăn kim chi với lượng vừa phải có tác dụng trong việc giảm tình trạng kháng insulin và cải thiện độ nhạy insulin bằng cách thay đổi các quá trình trao đổi chất.

Ăn một ít kim chi cũng đã được chứng minh là có tác dụng giúp giảm nồng độ hemoglobin A1C và giảm nồng độ glucose đỉnh ở những bệnh nhân đái tháo đường.

Kefir và sữa chua

Sữa chua và kefir là những sản phẩm sữa lên men, cũng là nguồn cung cấp vi khuẩn probiotic có lợi cho đường ruột. Các chủng vi khuẩn cụ thể như lactobacillus và bifidobacterium là vi khuẩn probiotic phổ biến nhất được sử dụng trong thực phẩm, có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở những bệnh nhân đái tháo đường.

Vi khuẩn probiotic có thể làm giảm tình trạng viêm và stress ôxy hóa để ngăn ngừa tình trạng kháng insulin, sản xuất các hợp chất polypeptide giúp tăng lượng glucose hấp thụ vào cơ.

Một thử nghiệm lâm sàng điều tra tác động của việc tiêu thụ kefir hàng ngày đối với lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2 đã phát hiện ra tác dụng có lợi trong việc giảm mức hemoglobin A1C.

Tiêu thụ 150 gram sữa chua mỗi ngày trong vòng 4 tuần có thể làm giảm lượng đường trong máu sau khi ăn và điều chỉnh phản ứng insulin.

Theo laodong