leftcenterrightdel
Một số thói quen vào buổi tối có thể gây axit uric cao. Đồ hoạ: Hạ Mây 

Không thức khuya

Nhiều người thường có thói quen thức khuya rất dễ khiến bệnh trầm trọng hơn, chủ yếu là do thiếu ngủ lâu ngày sẽ làm tổn thương chức năng thận trong cơ thể người bệnh, dẫn đến rối loạn nội tiết.

Đồng thời, quá trình trao đổi chất của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng khiến lượng axit uric tăng cao. Vì vậy, người bệnh cố gắng không thức khuya và hình thành thói quen đi ngủ sớm, dậy sớm.

Không uống rượu vào buổi tối

Rượu chứa nhiều chất purin, uống thường xuyên có thể làm rối loạn quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể người bệnh, gây gánh nặng cho thận. Bên cạnh đó còn ức chế đào thải axit uric làm cho lượng axit uric trong cơ thể người bệnh tiếp tục tăng cao, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Không ăn nội tạng động vật vào buổi tối

Để giảm hàm lượng axit uric trong cơ thể, người bệnh cũng phải kiểm soát bữa tối của mình. Tốt nhất không nên ăn nội tạng động vật vào ban đêm, vì vào ban đêm tốc độ trao đổi chất sẽ chậm hơn, nếu người bệnh ăn nội tạng có hàm lượng purine cao vào thời điểm này rất dễ gây ra tình trạng axit uric cao.

Theo laodong