|
|
Vitamin A cần thiết cho việc sản xuất các tế bào da khỏe mạnh nên rất có lợi đối với những người bị vảy nến (Ảnh: Internet) |
Bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da được, biểu hiện là tình trạng viêm khắp cơ thể và các mảng dày đặc có vảy. Vảy nến là bệnh tự miễn mãn tính, xảy ra do hệ miễn dịch bị suy yếu và rối loạn.
Vì vậy, bạn nên duy trì sức khỏe tổng thể để hạn chế các tác nhân gây viêm. Bổ sung đa dạng các loại vitamin trong chế độ ăn uống của bạn là một cách tốt để tăng cường sức khoẻ tổng thể và hệ miễn dịch, giúp kiểm soát tốt bệnh vảy nến.
Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy rằng việc tăng lượng vitamin sẽ chữa khỏi bệnh vảy nến, nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung vitamin cùng với các phương pháp điều trị khác có thể làm giảm các triệu chứng.
1. 4 loại vitamin tốt cho người bị vảy nến
* Bài viết này không khuyến khích mọi người sử dụng thực phẩm bổ sung thay cho thực phẩm tự nhiên để bổ sung các loại vitamin. Tùy từng thể trạng mà bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn bổ sung vitamin từ nguồn khác thay vì nguồn tự nhiên.
1.1. Vitamin A
Vitamin A rất cần thiết cho việc sản xuất các tế bào da khỏe mạnh. Trong bệnh vảy nến, cơ thể sản xuất quá nhiều tế bào da. Vitamin A có thể giúp cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến bằng cách giảm sản xuất quá mức này.
Bạn có thể bổ sung vitamin A qua chế độ ăn uống với các thực phẩm như cải xoăn, rau chân vịt, bí ngô, trái bơ, cà rốt, khoai lang, ngô, lòng đỏ trứng, …
Ngoài ra, vitamin A dưới dạng Retinoids được biết đến với lợi ích chăm sóc da, được kê đơn bằng đường uống hoặc dạng thoa cho người bệnh vảy nến. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.
1.2. Vitamin C
Chất chống oxy hóa có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến bằng cách ngăn ngừa tổn thương liên quan đến stress oxy hóa.
Stress oxy hóa xảy ra khi mức độ của các phân tử gốc tự do gây bệnh và các chất chống oxy hóa bảo vệ bị mất cân bằng. Vitamin C đóng vai trò như một chất chống oxy hóa mạnh, có thể hữu ích cho bệnh vảy nến trong việc giảm hoạt động của các gốc tự do.
|
|
Vitamin C đóng vai trò như một chất chống oxy hoá, hữu ích cho bệnh vảy nến trong việc giảm hoạt động của các gốc tự do (Ảnh: Internet) |
Mọi người có thể bổ sung vitamin C từ chế độ ăn uống với các thực phẩm như trái cây họ cam quýt, rau lá xanh và quả mọng.
1.3. Vitamin D
Vitamin D được cơ thể tạo ra khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến bệnh vảy nến, mặc dù không được chứng minh là có liên quan trực tiếp.
Một trong những lợi ích lớn nhất của Vitamin D là khả năng tăng cường miễn dịch. Những người bị bệnh vảy nến có thể kiểm soát bệnh khi có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
|
|
Sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến bệnh vảy nến (Ảnh: Internet) |
Để tăng cường hàm lượng vitamin D các bạn có thể bổ sung một số thực phẩm như: phô mai, lòng đỏ trứng, cá béo, ngũ cốc, …
Tắm nắng là cách bổ sung vitamin D hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần tắm nắng đúng cách để bảo vệ da. Vào mùa hè, nên tắm nắng từ 6 - 8h sáng, mùa thu - đông có thể tắm nắng từ 7-9h sáng. Không nên tắm nắng quá lâu, nên dành 15 đến 20 phút là tốt nhất.
1.4. Vitamin E
Những người bị bệnh vảy nến thường có nồng độ selen trong huyết thanh thấp, một chất chống oxy hóa mạnh.
Trong một nghiên cứu, bổ sung vitamin giúp cải thiện nồng độ selen ở những người bị bệnh vảy nến. Tuy nhiên, không có bằng chứng đáng kể nào cho thấy điều này làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh vảy nến.
|
|
Vitamin E là chất chống oxy hóa tương tự như vitamin C, chống lại stress oxy hoá ở người bị vảy nến (Ảnh: Internet) |
Tuy nhiên, vì vitamin E và selen đều là chất chống oxy hóa, chúng có thể giúp bảo vệ chống lại một số stress oxy hóa xảy ra với bệnh vảy nến.
Những thực phẩm giàu vitamin E mà mọi người có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày như hạt hướng dương, bơ, bí, quả kiwi, cá hồi, tôm, dầu ô liu, rau bina và bông cải xanh.
Ngoài ra, axit béo omega-3 có lợi ích đối với người bị vảy nến khi có tác dụng làm giảm chứng viêm trong cơ thể đồng thời cải thiện hệ thống miễn dịch. Chất dinh dưỡng này có trong một số thực phẩm như: dầu thực vật, các loại hạt, đậu nành.
2. Ngăn ngừa bệnh vảy nến tái phát vào mùa lạnh
Nền tảng của điều trị bệnh vảy nến là phòng ngừa. Tránh một số tác nhân gây bệnh có thể ngăn bệnh vảy nến bùng phát. Một số mẹo phòng ngừa bệnh các bạn có thể áp dụng:
- Căng thẳng có thể làm cho bệnh vảy nến trở nên tồi tệ hơn nên mọi người cần giữ tinh thần tích cực. Chia sẻ với người thân, làm những điều mình thích, tập yoga, thiền, mát xa, … là cách giúp bạn vui vẻ, hạnh phúc hơn.
- Da khô dễ làm cho bệnh vảy nến bùng phát nên các bạn cần giữ ẩm cho da. Nên chọn kem dạng mỡ thay vì kem mỏng, thoa ngay sau khi tắm vì da lúc này vẫn còn ẩm và dễ thẩm thấu.
|
|
Người bị vảy nến cần giữ độ ẩm cho da, tránh để da quá khô sẽ gây bùng phát bệnh (Ảnh: Internet) |
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp da không bị khô, bong tróc
- Uống nhiều nước, bạn cung cấp cho cơ thể đủ 2 lít nước mỗi ngày. Vào mùa lạnh, việc uống nước ấm được ưu tiên để đảm bảo sức khỏe.
- Tránh các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh như xà phòng, nước rửa chén, sữa tắm và dầu gội nên lựa chọn các sản phẩm ít hương liệu.
- Giữ ấm cho cơ thể nhưng nên chọn quần áo được làm từ vải cotton, thoáng khí để không làm trầy xước hay gây bí da.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, qua đó giúp kiểm soát bệnh vảy nến hiệu quả hơn.
Có thể nói, vitamin không thể thay thế cho các phương pháp điều trị bệnh vảy nến thông thường, nhưng vitamin A, E, D và C có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các đợt bùng phát nghiêm trọng.
Vân Anh (Nguồn: Medicalnewstoday.com)