leftcenterrightdel
 

Trước áp lực nặng nề của cuộc sống và công việc, cùng với việc nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe, nhiều người trẻ hiện nay lựa chọn phương thức massage để thư giãn. Bởi việc massage có thể cải thiện lưu thông máu cục bộ, khơi thông kinh mạch, từ đó giảm khó chịu về thể chất như mệt mỏi, đau nhức, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh khác nhau.

Mặc dù massage tốt nhưng không phải bộ phận nào trên cơ thể con người cũng có thể massage được, nhất là đối với phụ nữ, massage những bộ phận này rất dễ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Những bộ phận nào của phụ nữ không nên xoa bóp?

1. Vùng cổ

leftcenterrightdel
 Masage vùng cổ rất dễ gây đột quỵ (Ảnh minh họa)

Cổ là bộ phận quan trọng trên cơ thể con người, cấu tạo khá phức tạp, có rất nhiều dây thần kinh và mạch máu dẫn từ cột sống cổ lên não. Trong đó có một động mạch rất quan trọng là động mạch cảnh trong, có chức năng cung cấp phần lớn máu trong mô não.

Đối với phụ nữ trung niên và cao tuổi, nếu mắc các bệnh về mạch máu như tăng huyết áp, mỡ máu, mạch máu vùng cổ cũng bị xơ vữa hoặc vôi hóa. Khi đó, nếu bạn tự ý xoa bóp vùng cổ sẽ rất dễ khiến các mảng xơ cứng bị bong ra, theo máu lên não, gây tắc nghẽn mạch máu nội sọ, gây đột quỵ.

Do đó, việc cần làm là bảo vệ cổ thường xuyên, không nên để cổ chịu nhiều tác động ngoại lực, khi nhiệt độ xuống thấp bạn nên quàng khăn để giữ ấm cho cổ. Không thường xuyên cúi đầu xuống để nghịch điện thoại, không giữ cổ ở một vị trí lâu, khi cổ cảm thấy đau và tê, hãy cử động cổ kịp thời và nhẹ nhàng để có lợi cho cột sống cổ.

2. Vùng ngực

leftcenterrightdel
Massage ngực không đúng cách rất dễ gây tổn thương ngực (Ảnh minh họa) 

Một trong những nguy hại của việc massage vùng ngực là nhiều nhân viên không thể làm chủ được lực tay của mình. Vùng ngực thực ra rất mỏng manh, nếu dùng quá sức sẽ dễ bị xuất huyết dưới da hoặc tụ máu, phù nề giữa các mô, trường hợp nặng là đứt dây chằng khiến ngực tổn thương, teo ngực.

Đáng nói, massage ngực có nguy cơ làm các khối u chưa được phát hiện bị tác động. Nếu là khối u lành tính thì không nguy hiểm lắm, nếu là khối u ác tính thì hậu quả khó lòng tưởng tượng. Vì vậy, đối với phụ nữ, việc massage ngực phải cẩn thận, nếu không sẽ gây ra rất nhiều tác hại.

3. Rốn

Rốn cũng là một bộ phận không thể tùy tiện chạm vào. Điều này là bởi vùng da quanh rốn rất mỏng manh, nếu dùng tay sờ vào sẽ dễ làm tổn thương rốn. Vi khuẩn ở tay theo đó có thể xâm nhập vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các cơ quan nội tạng.

Nhiều người thường vệ sinh rốn khi rốn có vết bẩn. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết vì lớp da trên bề mặt của rốn rất mỏng, lớp bẩn có thể đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ cho rốn. Do đó, nếu bạn làm sạch rốn quá thường xuyên, quá kĩ càng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc đau bụng, không tốt cho sức khỏe.

4. Vùng thắt lưng eo

leftcenterrightdel
Xoa bóp vùng thắt eo rất dễ ảnh hưởng đến chức năng thận (Ảnh minh họa) 

Eo là bộ phận rất nhạy cảm. Ngoài ra, eo là nơi phân bổ nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể con người, kể cả thận. Do đó, xoa bóp sai cách có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận. 

Hơn nữa, thắt lưng là xương sống của cơ thể. Chỉ khi thắt lưng tốt thì các hoạt động mới diễn ra thuận lợi và đi lại ổn định hơn. Chính vì thế, việc xoa bóp sai cách có thể gây căng cơ thắt lưng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.

Trên cơ thể, massage ở đâu an toàn và hiệu quả?

1. Vùng khuỷu tay

Nằm ở phía ngoài cùng của nếp gấp khuỷu tay có một huyệt đạo quan trọng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và thông kinh lạc.

Đối với y học cổ truyền phương Đông, việc massage vùng khuỷu tay có thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, nâng cao khả năng đào thải độc tố, đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

2. Bắp chân

Vì tính chất công việc mà một số người thường phải đứng suốt cả ngày. Điều này sẽ cản trở quá trình lưu thông máu và gây ra hiện tượng to chi dưới.

Vì vậy, nữ giới xoa bóp phần bắp chân nhẹ nhàng để giúp thúc đẩy tốc độ lưu thông máu của chân, cải thiện đôi chân vững chắc hơn.

3. Lòng bàn chân

Kinh tuyến và các huyệt đạo ở 2 lòng bàn chân rất nhiều, đặc biệt là kích thích huyệt Dũng tuyền có thể phòng ngừa và điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Trong khi tắm, có thể dùng 2 bàn tay xoa vào nhau đến khi nóng, sau đó dùng tay trái với lực thích hợp để massage huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân phải, xoa bóp liên tiếp 100 lần. Sau khi hoàn thành lại dùng tay phải massage huyệt Dũng tuyền ở bàn chân trái, cần chú ý là phải xoa nóng 2 lòng bàn chân. Thông thường kích thích huyệt đạo này rất tốt, có thể nuôi dưỡng thận và ngăn ngừa lão hóa sớm.

HÀ VŨ