leftcenterrightdel
 

Giấm gạo thường được sử dụng làm nước sốt trộn salad, ướp thịt hoặc hải sản, một trong các nguyên liệu làm dưa chua, kho cùng thịt hoặc cá để loại bỏ mùi tanh,... Về giá trị dinh dưỡng, giấm gạo chứa kali, magie, canxi, phot pho và không chứa calo.

Giấm cũng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt. Giấm sẫm màu thường giàu chất chống oxy hóa hơn giấm nhạt màu vì chúng ít được tinh chế hơn. Giấm gạo đen đặc biệt giàu chất chống oxy hóa có thể giúp giảm tổn thương tế bào. Dưới đây là những công dụng của giấm gạo đối với sức khoẻ.

1. Công dụng của giấm gạo đối với sức khoẻ

Theo Webmd, hiện tại, nghiên cứu đã tìm ra một số công dụng của giấm gạo khi uống hoặc ăn. Cụ thể:

- Kiểm soát lượng đường trong máu

Tất cả các loại giấm đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nhiều người bị tiểu đường thấy rằng tiêu thụ một lượng nhỏ giấm cùng với hoặc ngay sau bữa ăn nhiều carbohydrate có thể giúp giảm lượng insulin tăng đột biến.

Theo một nghiên cứu được tiến hành trên chuột mắc bệnh tiểu đường, những con được điều trị bằng giấm gạo trắng cho thấy giảm cân ở một mức độ nào đó, giảm lượng đường trong máu, cải thiện lượng insulin và sức khỏe gan.

Việc sử dụng giấm gạo như một loại nước sốt trộn salad hoặc gia vị khác có thể giúp những người bị tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn.

leftcenterrightdel
 Công dụng của giấm gạo có thể kiểm soát lượng đường trong máu (Ảnh: ST)

- Giảm mức cholesterol

Tiêu thụ axit axetic từ giấm, chẳng hạn như giấm gạo một cách thường xuyên như một phần trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm mức cholesterol.

Mặc dù cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu nhưng các thử nghiệm ban đầu cho thấy rằng tiêu thụ một lượng nhỏ giấm thường xuyên có thể làm giảm mức cholesterol và triglyceride. Ngoài ra, giấm gạo cũng giúp ngăn ngừa sự hình thành peroxide béo trong cơ thể. Điều này giúp làm chậm quá trình tích tụ cholesterol trên thành mạch máu.

Nhờ có tác dụng làm giảm cholesterol, việc sử dụng các loại giấm và giấm gạo có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh gan và các biến cố mạch vành.

- Hỗ trợ giảm cân

Công dụng của giấm gạo trong việc giảm cân là gì? Một số nghiên cứu cho thấy rằng thêm một lượng nhỏ giấm vào chế độ ăn hàng ngày có thể hỗ trợ nỗ lực giảm cân. Nhìn chung, tiêu thụ một đến hai thìa giấm gạo trong bữa ăn có thể giúp mọi người giảm cân theo thời gian.

Theo các nghiên cứu này, việc giảm cân xảy ra vì giấm làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn. Việc giảm cảm giác thèm ăn này dẫn đến lượng calo nạp vào thấp hơn trong ngày và dẫn đến giảm cân dần dần theo thời gian.

Cách uống giấm gạo giảm cân như thế nào?

Để sử dụng giấm gạo giảm cân, bạn có thể áp dụng theo cách sau:

+ Pha loãng giấm gạo với nước: Hãy pha từ 1 đến 2 muỗng canh giấm gạo với khoảng 240ml nước. Uống hỗn hợp này trước bữa ăn để có thể hỗ trợ tiêu hóa và giảm cân.

+ Thêm vào đồ uống khác: Bạn cũng có thể thêm một ít giấm gạo vào nước trái cây hoặc trà để cải thiện hương vị và tăng cường việc sử dụng giấm gạo như một phần của chế độ ăn uống hàng ngày.

+ Uống giấm gạo vào buổi sáng: Một số người chọn uống giấm gạo vào buổi sáng để kích thích quá trình trao đổi chất.

Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều giấm gạo vì có thể gây mòn men răng. Những người bị trào ngược dạ dày nên thận trọng hơn khi uống giấm gạo, đặc biệt không nên uống khi bụng đói.

leftcenterrightdel
Cách uống giấm gạo giảm cân như thế nào? (Ảnh: ST) 

- Tốt cho hệ tiêu hoá

Trong giấm gạo có chứa một lượng axit axetic tốt. Axit này có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn từ thực phẩm. Do đó, cơ thể sẽ có thể hấp thụ nhiều canxi, kali và vitamin hơn từ thực phẩm, có lợi cho sức khỏe.

- Chống lại tác hại của gốc tự do

Giấm gạo chứa một số axit amin thiết yếu và giàu chất chống oxy hoá. Những chất này có thể bảo vệ tế bào, chống lại tác động của gốc tự do và stress oxy hoá, ngăn ngừa nhiều bệnh tật.

Hơn nữa, hợp chất phenolic - một chất chống oxy hóa trong giấm gạo có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim, tiểu đường và loãng xương.

2. Tác dụng phụ khi sử dụng giấm gạo

Giấm gạo có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Dưới đây là một số rủi ro sức khỏe có thể gặp khi sử dụng giấm táo:

- Có thể ảnh hưởng đến răng miệng

Vị chua của giấm gạo xuất phát từ hàm lượng axit axetic. Nhiều loại giấm có thành phần từ 4% đến 5% axit axetic. Axit này có thể làm giảm độ pH trong miệng và làm suy yếu men răng - lớp bảo vệ trên cùng của răng. Nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây hỏng răng của bạn.

- Giảm mức kali

Giấm gạo có chứa kali, nhưng đây có thể không phải là kali mà cơ thể bạn có thể sử dụng. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng tiêu thụ một lượng lớn giấm mỗi ngày thực sự có thể làm giảm khả năng sử dụng và hấp thụ kali của cơ thể.

Trong một nghiên cứu trường hợp, tiêu thụ một lượng lớn giấm dường như đã dẫn đến mức kali thấp hơn và thậm chí là loãng xương. Mặc dù tiêu thụ một lượng giấm thường có trong thực phẩm có vẻ an toàn, nhưng những người có thể có mức kali thấp, bệnh tim hoặc loãng xương nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm một lượng lớn giấm vào chế độ ăn uống của họ.

leftcenterrightdel
 Lạm dụng giấm gạo có thể gây mòn men răng (Ảnh: ST)

3. Nên chọn giấm gạo hay giấm táo?

Giấm gạo và giấm táo đều được làm bằng cách lên men và có những lợi ích sức khỏe tương tự nhau. Mỗi loại giấm đều có những đặc tính riêng và không thể nói rằng loại nào tốt hơn mà việc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bạn.

- Giấm gạo: Thường được sử dụng trong nấu ăn Á Châu, giấm gạo có vị chua nhẹ và ngọt dịu, thích hợp cho các món sushi, salad Á Châu và dưa chua.

- Giấm táo: Có hương vị mạnh hơn và thường được sử dụng trong các món salad Tây, làm nước chấm, hoặc làm nguyên liệu detox.

Trên đây là 5 công dụng của giấm gạo và những lưu ý khi sử dụng loại giấm này. Mặc dù có nhiều lợi ích sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng giấm, bao gồm cả giấm gạo.

Vân Anh/Nguồn: Webmd