Khi căng thẳng nhiều người thường ăn nhiều thức ăn ngọt và giàu calo hơn. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Đôi khi những hormone này trực tiếp can thiệp vào quá trình tăng cân như leptin, trong khi những lần khác, nó thúc đẩy cảm xúc của chúng ta, khiến chúng ta ăn quá nhiều và cuối cùng chúng ta tăng cân.

Bạn có thể nhận thấy rằng khi cảm thấy thấp thỏm hoặc căng thẳng, bạn thường tìm đến thức ăn thoải mái. Điều này không phải do bạn đói mà là do cảm xúc của bạn. Vấn đề của việc ăn uống theo cảm xúc hay thoải mái là bạn thèm ăn đồ béo, đồ ngọt và bản thân không thể ngăn mình ăn quá nhiều.

Dưới đây là 5 loại cảm xúc có thể khiến bạn ăn quá nhiều và dẫn đến tăng cân, theo Times of India.

1. Buồn chán

Hãy tưởng tượng điều này. Đó là một buổi chiều chủ nhật lười biếng, bạn đã hoàn thành các việc hằng ngày của mình và không có gì đặc biệt để làm. Bạn đang ngồi trước tivi, chuyển kênh để tìm một thứ gì đó thú vị để xem. Bạn chán chết đi được và ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn lúc này là gọi món ngon.

Hãy tin tưởng chúng tôi rằng thức ăn ngon của bạn sẽ luôn không tốt cho sức khỏe. Đó là bởi vì khi cảm thấy buồn chán, bạn sẽ mất khả năng lựa chọn thực phẩm thông minh và cuối cùng sẽ ăn nhiều thức ăn béo hơn bình thường.

2. Căng thẳng

Tất cả chúng ta đang sống trong một thế giới, nơi căng thẳng là một phần bình thường của cuộc sống và các nghiên cứu cho thấy nó có thể khiến bạn ăn nhiều thức ăn ngọt và giàu calo hơn.

Điều này xảy ra do hormone cortisol. Thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo sẽ ức chế hoạt động của não liên quan đến căng thẳng, vì vậy chúng ta thèm ăn loại thực phẩm này. Hormone căng thẳng cũng chịu trách nhiệm thu thập tất cả các a xít béo không được sử dụng và lưu trữ nó ở vùng bụng.

3. Cô đơn

Cô đơn cũng khiến người ta ăn nhiều - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Ngay cả khi bạn không đói nhiều, việc tìm kiếm thức ăn là điều tự nhiên khi bạn chỉ có một mình.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Hormones and Behavior cho thấy những người thường xuyên cảm thấy cô đơn sẽ trải qua mức độ lưu thông lớn hơn của hormone kích thích thèm ăn ghrelin sau bữa ăn của họ, khiến họ cảm thấy đói sớm hơn bình thường.

4. Quá vui

Hạnh phúc và thức ăn đi đôi với nhau. Sau khi đạt điểm cao trong một kỳ thi hoặc thực hiện bài thuyết trình đó tại nơi làm việc, tất cả chúng ta đều nghĩ rằng chúng ta đã kiếm được một phần thưởng cho bản thân và không cảm thấy sai lầm khi thiếu sót một chút. Nó giống như tự thưởng cho bản thân vì thành tích và sự chăm chỉ.

Trong toàn bộ quá trình này, mọi người thường ăn những thứ không lành mạnh và ăn nhiều hơn bình thường.

5. Thất vọng

Thất vọng là một cảm giác khác thúc đẩy cảm xúc của chúng ta. Bạn đang chán nản với mối quan hệ, công việc hay những thứ khác, việc tìm đến thức ăn thoải mái để đánh lạc hướng sự chú ý của bạn là điều hiển nhiên. Nó cho phép bạn tạm thời thoát khỏi thực tế. Thức ăn có thể giúp che giấu những căng thẳng và bực bội, nhưng chỉ trong một thời gian. Bạn sẽ bị mắc kẹt trong tình huống đó, trừ phi bạn tập hợp đủ can đảm để đối mặt với nó, theo Times of India.

Theo thanhnien