leftcenterrightdel
 Ngũ cốc nguyên hạt có thể giảm tình trạng kháng insulin. Đồ hoạ: Hạ Mây

Yến mạch

Yến mạch là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào, đặc biệt là beta-glucan. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, beta-glucan có thể ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột ngột, cải thiện độ nhạy insulin và giảm cholesterol mật độ thấp (có hại). Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, cứ 100 gram yến mạch có chứa 4 gram beta-glucan.

Lúa mạch

Lúa mạch cũng giàu chất xơ hòa tan, trong 100 gram lúa mạch có 5 gram chất xơ và nó cũng chứa beta-glucan.

Hạt quinoa (diêm mạch)

Một nghiên cứu năm 2023 cho thấy, những người ăn hạt quinoa có lượng đường trong máu và độ nhạy insulin sau bữa ăn tốt hơn những người không ăn. Hạt quinoa cũng rất giàu protein, khiến chúng ta cảm thấy no.

Kiều mạch

Thường xuyên sử dụng kiều mạch trong chế độ ăn uống có thể giúp cơ thể ngăn chặn lượng đường trong máu tăng và giảm đột ngột, cải thiện độ nhạy insulin và giảm huyết sắc tố glycated - một chỉ số quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết ở bệnh đái tháo đường.

Gạo lứt

Gạo lứt chứa chất xơ, tuy không có tác dụng quá nhiều trong việc hạ đường huyết hay huyết sắc tố glycated nhưng có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa, hấp thu carbohydrate. Do đó, chúng ta thường xuyên ăn gạo lứt có thể làm giảm lượng đường sau ăn và cải thiện độ nhạy insulin.

Theo laodong