Đặc biệt đối với những người có chức năng tiêu hóa kém, ăn những loại thực phẩm này sẽ khiến đường tiêu hóa bị tổn thương, làm mất cân bằng môi trường vi khuẩn trong đường ruột, không có lợi cho sức khỏe thể chất.
Theo tiến sĩ y khoa Benjamin Krevsky, Giám đốc Trung tâm Nội soi đường tiêu hóa và các giáo sư khác ở Đại học Temple, Philadelphia cho biết, năm loại thực phẩm dưới đây được công nhận là “kẻ giết người” đường tiêu hóa, ăn càng ít càng tốt.
1. Thực phẩm chứa axit béo bão hòa
Nhiều người thích ăn thực phẩm có chất béo bão hòa cao như bơ, kem, thịt đỏ, phô mai. Tuy nhiên sau khi tiêu thụ những thực phẩm này sẽ khiến các vi khuẩn có hại sinh sôi trong đường ruột. Bởi vì vi khuẩn trong thực phẩm chủ yếu dựa vào chất béo để nhận dinh dưỡng, dịch mật tiết ra để tiêu hóa chất béo, nhưng những vi khuẩn này sẽ sử dụng dịch mật làm dinh dưỡng.
Do đó, thường xuyên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa sẽ kích thích sự tăng sinh của một số lượng lớn vi khuẩn trong mật, từ đó gây ra viêm đại tràng. Vì vậy trong chế độ ăn uống hàng ngày, kiến nghị mọi người cần hạn chế ăn chất béo bão hòa. Trong trường hợp bình thường, lượng calo từ chất béo bão hòa nên ít hơn 7%.
2. Hành và tỏi
Mặc dù hành và tỏi có tác dụng khử trùng nhưng chúng có chứa một lượng lớn fructan có thể gây khó tiêu và làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích. Vi khuẩn trong ruột già và ruột kết có thể lên men carbohydrate chuỗi thấp, tạo ra một lượng lớn khí, có thể gây đau bụng và đầy hơi. Cố gắng không sử dụng quá nhiều tỏi và hành tây để nấu ăn trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là đối với những người có đường tiêu hóa kém.
3. Chất làm ngọt nhân tạo
Chất làm ngọt nhân tạo chứa một lượng lớn carbohydrate chuỗi thấp và chuỗi ngắn, có tính thấm nhất định, sẽ làm tăng độ ẩm trong ruột và dễ gây tiêu chảy. Chất ngọt nhân tạo phổ biến là sorbitol hoặc mannitol, là một loại thực phẩm không calo. Cơ thể không tiêu hóa chất ngọt nhân tạo như chất dinh dưỡng, do đó quá nhiều chất ngọt nhân tạo có thể dễ dàng gây đầy hơi. Ngoài ra, sau khi uống đồ uống có chất làm ngọt nhân tạo, dạ dày không thoải mái. Một số chất tạo ngọt thường thấy trong kẹo cao su và thực phẩm chế biến sẵn.
4. Rượu
Nếu bạn cảm thấy buồn nôn sau khi sử dụng thức uống có cồn, điều này có thể sẽ khiến bạn đau ốm, mệt mỏi, rất độc hại với niêm mạc dạ dày và thay đổi quá trình trao đổi chất ở gan. Uống quá nhiều có thể gây khó tiêu và một số vấn đề sức khỏe khác. Kiểm soát bản thân là chìa khóa cho sức khỏe của bạn.
5. Caffeine
Caffeine kích thích sự vận hành của hệ tiêu hóa, làm cho thức ăn di chuyển nhanh hơn qua hệ thống và lượng dư thừa có thể gây tiêu chảy cho bất cứ ai. Vì vậy, nếu bạn đã bị tiêu chảy, caffeine sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề tiêu hóa của bạn. Hãy nhớ rằng trà, sôđa và sôcôla cũng là những nguồn cung cấp caffeine khác, vì vậy nên dừng sử dụng cho đến khi những rắc rối về đường tiêu hóa chấm dứt.
Lời khuyên
- Nếu bạn muốn duy trì sức khỏe tốt, quan trọng nhất phải chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm, nên ăn các loại thực phẩm tươi, đảm bảo vệ sinh, tránh các loại thực phẩm bị mốc và hết hạn.
- Những người có chức năng tiêu hóa kém cần phải làm tốt công việc nuôi dưỡng dạ dày. Kiến nghị mọi người có thể ăn cháo bí ngô hoặc cháo kê để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Ngoài ra, cần phải ăn đúng giờ, trong khi ăn cần phải nhai chậm, tránh ăn quá no. Đồng thời không ăn vặt, không ăn thực phẩm cay nóng.
Hà Vũ (dịch theo Sohu)