leftcenterrightdel
 

Có rất nhiều cách để tăng cường miễn dịch và thải độc cơ thể trong thời điểm giao mùa, chẳng hạn như chăm chỉ tập luyện thể dục, ăn uống lành mạnh, uống một số loại nước tự nhiên thải độc, ... Trong đó, tắm với các loại thảo mộc thường được sử dụng hàng ngày cũng là biện pháp hữu ích.

Dưới đây là 6 công thức tắm giúp thải độc cơ thể, loại bỏ độc tố, tăng cường miễn dịch mà bạn có thể tham khảo.

1. Tắm với nước cốt gừng

Tắm với nước cốt gừng là bài thuốc dân gian giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm... 

Gừng làm tăng tốc độ lưu thông máu, tạo ra nhiệt, gây ra phản ứng đổ mồ hôi. Nhờ cơ chế đó, tắm nước gừng sẽ giúp giải độc cơ thể, giảm viêm, cải thiện quá trình trao đổi chất, ngủ ngon hơn, tăng cường hệ tiêu hoá. Tất cả những yếu tố này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Cách tắm với nước cốt gừng

Chuẩn bị: 1 hoặc 2 củ gừng tươi (tuỳ vào mức nước mà bạn tắm) và 1 chậu nước nóng

Cách thực hiện:

+ Đem gừng rửa sạch và giữ vỏ

+ Đem giã hoặc xay nhuyễn, lưu ý cho thêm một chút nước khi giã hoặc xay

+ Lọc lấy nước cốt gừng vừa thu được và đổ vào chậu nước nóng có sẵn

+ Chờ đến khi nước ấm là bạn có thể tắm. Ngâm mình và thư giãn trong chậu nước cốt gừng khoảng 10-15 phút.'

leftcenterrightdel
 Tắm với nước cốt gừng giúp phòng cảm mạo trong thời điểm giao mùa (Ảnh: Internet)

Lưu ý khi tắm nước cốt gừng

- Không nên sử dụng quá nhiều nước cốt gừng để tắm vì có thể gây kích ứng da, đặc biệt là trẻ em

- Mỗi tuần chỉ nên tắm với nước cốt gừng từ 1-2 lần

- Sau khi tắm nước gừng nên uống 1-2 cốc nước để bổ sung nước cho cơ thể. Vì khi tắm với nước gừng, thường cơ thể sẽ toát mồ hôi.

- Một số trường hợp không nên tắm nước gừng: trẻ em dưới 2 tuổi, người cao huyết áp, có bệnh lý về tim và gan, phụ nữ có thai, trẻ em có thể trạng nóng.

2. Tắm với muối Epsom

Muối Epsom là một loại muối khoáng nổi tiếng, có tên hóa học là magie sulfat. Loại muối này thường được sử dụng trong các liệu pháp ngâm chân hoặc tắm để giúp tăng cường sức khoẻ.

Tắm với muối epsom giúp giảm đau nhức cơ bắp và xương khớp, giảm viêm, giải độc, giảm cơn đau viêm xơ cơ, giảm căng thẳng, giúp ngủ ngon. Đối với những người thường bị đau nhức người trong thời điểm giao mùa, tắm với loại muối này sẽ đặc biệt có lợi.

Cách tắm với muối epsom

Cách tắm với muối epsom rất đơn giản, bạn chỉ cần cho một lượng muối epsom vừa đủ vào chậu nước tắm có nhiệt độ vừa phải. Sau đó, bạn ngâm mình trong bồn tắm khoảng 10-15 phút.

leftcenterrightdel
 Tắm với muối epsom đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ (Ảnh: Internet)

Lưu ý khi tắm với muối epsom

Bạn nên tránh tắm muối Epsom nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào sau đây:

- Viêm da nghiêm trọng

- Vết thương hở

- Da bị nhiễm trùng

- Bỏng nặng

3. Tắm với muối, hương thảo và chanh

Tắm với lá hương thảo giúp giảm đau, chống co thắt và chống viêm, tăng cường tuần hoàn và giúp cơ thể giảm mức cortisol - từ đó giúp giảm lo âu. Tắm với chanh sẽ giúp làm sáng da, chống oxy hoá, chống viêm, giải độc, cải thiện lưu lượng máu, thư giãn. Tắm với nước muối sẽ giúp giảm đau nhức, đau đầu, ngủ ngon, làm giảm một số tình trạng về da như bệnh chàm,...

Việc kết hợp cả 3 nguyên liệu này sẽ tạo ra một loại nước tắm vừa có hương thơm đặc biệt, vừa tốt cho sức khoẻ thể chất lại cải thiện tốt sức khoẻ tinh thần.

Cách tắm với muối, hương thảo và chanh

Chuẩn bị nguyên liệu: Bạn cần chuẩn bị khoảng một nắm muối (muối biển hoặc muối hồng Himalaya là lựa chọn tốt), vài nhánh hương thảo tươi hoặc khô, và một quả chanh.

Cách thực hiện:

+ Hòa tan muối vào bồn tắm đã được lấp đầy nước ấm. Thêm hương thảo vào nước. Cắt chanh thành các lát mỏng và thả vào bồn.

+ Ngâm mình trong bồn tắm từ 15-20 phút để các dưỡng chất từ muối, hương thảo và chanh có thể thấm sâu vào da, giúp thư giãn cơ thể và tinh thần.

+ Tắm lại với nước sạch trong khoảng 1 phút để loại bỏ các chất từ muối hoặc chanh có thể làm khô da.

leftcenterrightdel
 Công thức tắm với muối, hương thảo và chanh (Ảnh: Internet)

Lưu ý khi tắm với muối, hương thảo và chanh

Một số trường hợp không nên áp dụng công thức tắm này:

- Có vết thương hở

- Da bị nhiễm trùng

Mỗi tuần bạn chỉ nên tắm với 3 nguyên liệu này từ 1-2 lần, không nên lạm dụng.

4. Tắm với dầu khuynh diệp và oải hương

Dầu khuynh diệp (bạch đàn) có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ như chống lại cảm lạnh, các vấn đề về hô hấp và cúm, hỗ trợ điều trị các triệu chứng xoang và dị ứng và có đặc tính kháng khuẩn.

Hoa oải hương thường được sử dụng để thúc đẩy sự thư giãn và cân bằng, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, hoa oải hương còn được biết đến với nhiều tác dụng khác như làm giảm các tình trạng đau, viêm, đau đầu. đau nửa đầu.

Bạn cho vài giọt tinh dầu khuynh diệp cùng với hoa oải hương vào bồn tắm, bạn sẽ cảm thấy:

+ Cơ thể giảm đau nhức ở các khớp và cơ

+ Tinh thần thoải mái, sảng khoái và ngủ ngon hơn

+ Hít hơi nước tắm này có thể làm thông thoáng đường mũi và giảm tắc nghẽn.

leftcenterrightdel
Công thức tắm với dầu khuynh diệp oải hương (Ảnh: Internet) 

Cách tắm với dầu khuynh diệp oải hương

Cách tắm rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một bồn nước ấm, sau đó cho vài giọt tinh dầu khuynh diệp và oải hương vào bồn.

Ngâm mình trong bồn từ 15-20 phút để hương thơm của dầu khuynh diệp và oải hương giúp thư giãn cơ thể và tâm trí, đồng thời dầu tự nhiên sẽ giúp dưỡng ẩm cho da.

Lưu ý rằng nhiều người bị dị ứng với khuynh diệp. Do đó, bạn nên sử dụng thận trọng và không nên sử dụng loại tinh dầu này tắm cho trẻ em hoặc phụ nữ có thai.

5. Tắm với bột yến mạch

Tắm với bột yến mạch rất tốt cho làn da như giúp làm dịu cơn ngứa và kích ứng do các bệnh về da gây ra (chàm, mề đay, zona, rệp cắn,...), giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến,... Trong thời điểm giao mùa, những người có làn da nhạy cảm rất dễ bùng phát các triệu chứng. Do vậy, việc sử dụng bột yến mạch để tắm là lựa chọn tuyệt vời.

Cách tắm với bột yến mạch

Cũng tương tự như các công thức khác, bạn chuẩn bị một bồn nước ấm. Sau đó, đổ bột yến mạch đã được nghiền mịn vào bồn tắm. Ngâm trong hỗn hợp khoảng 15 phút. Cuối cùng, tắm lại một lần nữa để loại bỏ hết các mảng bám của loại bột này.

Nhìn chung, bột yến mạch rất lành tính, ít gây kích ứng trên da. Bạn có thể sử dụng bột yến mạch tắm hàng ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn vẫn cần theo dõi các phản ứng của cơ thể khi tắm với loại bột này.

Nếu cảm thấy da bị mẩn đỏ, ngứa, rát,... khi tắm với bột yến mạch thì bạn nên ngừng tắm ngay.

leftcenterrightdel
 Công thức tắm với bột yến mạch (Ảnh: Internet)

6. Tắm với tinh dầu bạc hà

Tắm với tinh dầu bạc hà giúp tăng cường lưu thông máu, giải tỏa cảm giác mệt mỏi và làm dịu cơn ngứa trên da. Đặc biệt, tinh dầu bạc hà có thể làm dịu các triệu chứng dị ứng theo mùa, giảm đau đầu, giảm đau cơ và khớp,...

Cách tắm với tinh dầu bạc hà

Bạn có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào bồn tắm nước ấm và ngâm mình trong đó khoảng 15 phút. Nếu bạn có các vấn đề về hô hấp, khi tắm bạn nên hít hơi ở bồn tắm để làm thông thoáng đường thở, làm sạch khoang mũi.

Lưu ý khi tắm với tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có thể gây cảm giác lạnh/nóng, phản ứng dị ứng, phát ban da, viêm da tiếp xúc và kích ứng mắt. Do đó, bạn nên thận trọng khi tắm với loại tinh dầu này.

leftcenterrightdel
 
 

Vân Anh/Nguồn: Draxe