|
|
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet) |
Đường
Ăn quá nhiều đường, làm tăng tình trạng viêm mãn tính trong cơ thể bằng cách giải phóng các cytokine gây viêm. Thực phẩm có nhiều đường bổ sung bao gồm: bánh kẹo, socola, nước ngọt, bánh quy, một số loại ngũ cốc, bánh rán, bánh ngọt...
Bên cạnh đó, mặc dù một lượng nhỏ đường fructose trong trái cây và rau quả là tốt, nhưng tiêu thụ một lượng lớn đường lại thành không tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều đường fructose có liên quan đến béo phì, kháng insulin, gan nhiễm mỡ, đái tháo đường, bệnh thận mạn tính và ung thư.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng đường fructose là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm trong các tế bào nội mô lót mạch máu. Đây là một yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tim.
Rượu
Uống rượu với lượng vừa phải có thể đem lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe. Nhưng có lẽ ai cũng biết, uống nhiều rượu sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu, càng uống nhiều rượu thì mức CRP càng tăng. Những người uống rượu quá nhiều có thể gặp tình trạng thường được gọi là ruột bị rò rỉ. Các độc tố và vi khuẩn gây hại có thể di chuyển khỏi ruột kết và đi vào cơ thể. Từ đó, các cơ quan sẽ dần bị tổn thương nghiêm trọng.
Thịt đã qua chế biến
Các loại thịt đã qua chế biến như: xúc xích, giăm bông, thịt nguội, thịt bò khô, thịt xông khói... là thực phẩm được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguy cơ của chúng đối với sức khỏe. Ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng...
Cách chế biến các sản phẩm thịt này chính là nguyên nhân có thể gây viêm. Nó hình thành thông qua việc nấu chín một số loại thực phẩm và các loại thịt ở nhiệt độ cao. Đặc biệt, ung thư ruột kết là một loại bệnh rất dễ xảy ra đối với những người thường xuyên ăn thịt chế biến.
Nghiên cứu cũng cho thấy, việc tiêu thụ thịt hun khói, đã qua chế biến và bảo quản có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.
Vì vậy, nếu bạn hay dùng thịt trong chế độ ăn uống, hãy hạn chế lựa chọn thịt đỏ và thịt đã qua chế biến để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Ngũ cốc tinh chế
Bột mì tinh chế đã bị loại bỏ chất xơ và chất dinh dưỡng tiêu hóa chậm, có nghĩa là cơ thể bạn tiêu hóa thực phẩm rất nhanh. Cơ thể tiêu hóa thức ăn chứa glucose càng nhanh, lượng đường trong máu càng tăng nhanh. Điều này cũng làm tăng mức insulin - một hợp chất liên quan đến phản ứng gây viêm.
Nước ngọt có gas
Một lon nước ngọt thông thường chứa khoảng 40g đường bổ sung, một lượng vượt quá khuyến nghị hàng ngày của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Nghiên cứu cho thấy rằng ăn quá nhiều đường có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, dẫn đến tình trạng kháng insulin và dẫn tới tăng cân.
Nước ngọt có gas đóng góp lượng calo rỗng dẫn đến tăng cân và làm gan quá tải, khuyến khích lượng calo dư thừa này chuyển hóa thành chất béo. Các loại đồ uống có đường như soda, nước trái cây, nước tăng lực, cà phê và trà ngọt cũng có thể là thủ phạm gây béo bụng.
Bỏng ngô thêm muối và bơ
Bỏng ngô thêm muối và bơ là một trong những thực phẩm gây viêm nhiễm tồi tệ nhất có thể gây béo bụng. Món ăn nhẹ phổ biến này cung cấp chất xơ, nhưng nó thường đi kèm với rất nhiều natri và chất béo chuyển hóa. Chúng ta biết rằng chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến chứng viêm và mỡ bụng, nhưng lượng natri dư thừa cũng dẫn đến chứng viêm và tăng mỡ trong cơ thể.
Theo kinhtedothi