Nhiều người mắc bệnh đái tháo đường phải nhập viện vì loét chân hoặc nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, những vấn đề về chân dẫn đến cắt cụt chi. Đó là lý do tại sao việc chăm sóc bàn chân ở tất cả các bệnh nhân đái tháo đường luôn rất quan trọng, nhất là trong mùa đông.

Để giữ đôi chân luôn khỏe mạnh, người bệnh đái tháo đường cần thực hiện:

1. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày

Chuyên gia về các bệnh lý bàn chân người Mỹ John Viscovich cho biết, nếu bị đái tháo đường, bạn cần có một quy trình và thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra bàn chân hàng ngày. Theo đó, bạn cần xem xét cẩn thận tất cả các khu vực áp lực của bàn chân và giữa các ngón chân. Kiểm tra xem có vết nứt nào trên da, tiết dịch, thay đổi màu sắc, thay đổi mùi và/hoặc vết chai hoặc vết chai gây đau không.

Ngoài ra, hãy kiểm tra xem có vết bẩn nào không và giày xem có đá hoặc cạnh thô không. Nếu bạn gặp khó khăn khi nhìn kỹ bàn chân của mình, hãy nhờ bạn bè, thành viên gia đình hoặc nhân viên y tế phát hiện bất thường và có biện pháp giúp chăm sóc bàn chân cho bệnh đái tháo đường.

photo-1670818919495

Kiểm tra bàn chân hàng ngày ở người bệnh đái tháo đường để kịp thời phát hiện bất thường

2. Chọn giày phù hợp cho người bệnh đái tháo đường

Mùa đông lạnh và ẩm ướt kết hợp với việc giảm lưu thông máu ở bàn chân có thể làm tăng nguy cơ loét bàn chân do đái tháo đường. Để tránh điều này, hãy đảm bảo rằng giày mùa đông của bạn đủ ấm.

Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng chúng đủ rộng để không làm hạn chế lưu lượng máu đến chân. Nên tránh giày hoặc ủng bằng chất liệu tổng hợp khóa ẩm và chọn tất phù hợp như tất len để bảo vệ chân và giữ ấm, tất có tấm lót polypropylene để hút ẩm...

7 bước quan trọng bảo vệ bàn chân ở người bệnh đái tháo đường trong mùa lạnh - Ảnh 3.

Chọn giày phù hợp để bàn chân người bệnh đái tháo đường luôn thoải mái, thông thoáng.

3. Giữ chân khô ráo

Độ ẩm tích tụ quá lâu giữa tất và bàn chân cũng như giữa các ngón chân sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có khả năng gây bệnh phát triển. Khi bàn chân bị ướt do thời tiết mùa đông, bạn cần làm khô chúng một cách cẩn thận và hoàn toàn, kể cả giữa các ngón chân.

Kiểm tra bàn chân để tìm những khu vực có màu nhạt, điều đó có thể có nghĩa là chúng chưa được làm khô hoàn toàn và vẫn còn quá nhiều độ ẩm. Ngoài ra, điều quan trọng là phải thay tất ướt càng sớm càng tốt.

7 bước quan trọng bảo vệ bàn chân ở người bệnh đái tháo đường trong mùa lạnh - Ảnh 4.

Luôn giữ bàn chân khô ráo cho người bệnh đái tháo đường.

4. Giữ ẩm cho đôi chân

Tổn thương thần kinh do đái tháo đường và tuần hoàn kém có thể làm giảm chức năng của các tuyến giữ ẩm ở bàn chân. Hơi nóng từ quạt sưởi, đèn sưởi... có thể làm cho tình trạng khô da trở nên tồi tệ hơn và dẫn đến tình trạng da bị tổn thương. Do đó, bạn hãy chú ý những vùng sáng bóng màu đỏ khi kiểm tra chân hàng ngày. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm theo lời khuyên của bác sĩ sau khi tắm hoặc ngâm chân hàng ngày, nhưng tránh dùng quá nhiều giữa các ngón chân.

photo-1670818923716

Sử dụng kem dưỡng ẩm giúp bàn chân không bị nứt nẻ.

5. Cắt móng chân

Móng chân không được cắt tỉa hoặc bị nhiễm trùng là nguyên nhân thường xuyên gây nhiễm trùng, loét và có khả năng dẫn đến cắt cụt chi. Chính vì vậy, bạn không nên để móng chân dài mà nên cắt ngắn chúng. Để dễ dàng thực hiện, trước tiên hãy ngâm chân để làm mềm móng, sau đó cắt thẳng theo chiều ngang. Móng chân dày, dễ gãy hoặc đổi màu có thể cần được chăm sóc bởi người có kinh nghiệm hoặc bác sĩ điều trị.

photo-1670818925278

Chăm sóc móng chân ở người bệnh đái tháo đường cần thực hiện thường xuyên, đúng cách.

6. Cảnh giác bị bỏng chân do các thiết bị làm ấm

Tổn thương thần kinh ở bàn chân do bệnh đái tháo đường gây ra có thể khiến việc sử dụng các thiết bị giữ ấm vào mùa đông trở nên nguy hiểm, vì bạn không cảm nhận được sức nóng của chúng.

Chính vì vậy, hãy thật cẩn thận khi sử dụng chăn điện, ngâm chân nước nóng, đệm sưởi hoặc làm ấm chân trên bộ tản nhiệt, do bạn có thể bị bỏng nặng ở chân mà không biết. Luôn kiểm tra nhiệt độ nước bằng tay hoặc nhiệt kế bồn tắm trước khi đặt chân vào. Bỏng độ hai hoặc độ ba có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng ở chân. Nếu điều này xảy ra, bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

photo-1670818926623

Các thiết bị làm ấm có thể gây bỏng bàn chân nên người bệnh đái tháo đường cần đặc biệt chú ý.

7. Kiểm soát lượng đường trong máu

Kiểm soát lượng đường trong máu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc chăm sóc bàn chân cho người bệnh. Nguyên nhân do bàn chân chịu tải trọng cho toàn bộ cơ thể nên chúng là một trong những nơi đầu tiên xuất hiện tổn thương khi việc kiểm soát bệnh đái tháo đường không hiệu quả.

Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Ngoài ra, hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng (có thể giảm cân nếu thừa cân, béo phì), tập thể dục thường xuyên và tránh hút thuốc.

photo-1670818928763

Kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường sẽ giúp giữ bàn chân luôn khỏe mạnh trong mùa đông.

Theo suckhoedoisong.vn