Vì sao da lại khô vào mùa đông?
- Sự chuyển biến đột ngột của nhiệt độ vào mùa đông khiến da chưa kịp thích nghi với độ ẩm không khí thấp và gió hanh khô… làm làn da dễ bị mất nước.
- Khi nhiệt độ thấp dẫn đến các tuyến hoạt động của da giảm tiết các chất cần thiết để duy trì màng lipid bảo vệ cho làn da.
- Độ ẩm thấp càng làm tăng bay hơi nước qua thượng bì. Trời càng lạnh thì da càng khô hơn, đây là do hiện tượng tăng mất nước qua thượng bì khi thời tiết lạnh
- Trời lạnh khiến nhiều người lười uống nước, thường đợi khát mới uống, nên lượng nước cung cấp cho da càng ít khiến da càng dễ bị khô hơn.
- Trời lạnh nên nhiều người quen tắm, rửa mặt nước nóng làm mất lớp màng lipid bảo vệ và làm tăng sự bốc hơi nước qua da. Bên cạnh đó, một số sản phẩm xà phòng có tính tẩy rửa quá mạnh cũng làm mất đi lớp lipid khiến da cũng bị khô.
- Mùa đông, khi đi ra ngoài nhiều người chủ quan không che chắn, không dùng kem chống nắng làm gió lạnh, khói bụi, ánh sáng mặt trời tấn công khiến da khô sạm.
Đây là những lý do và sai lầm khiến làn da mùa đông luôn bị nứt nẻ và ửng đỏ gây khó chịu và mất thẩm mỹ.
Biểu hiện của da khô
- Luôn cảm giác bị ngứa, kể cả khi vừa tắm rửa. Tuy nhiên ngứa nhưng không có tổn thương da.
- Da có thể viêm đỏ, có sẩn viêm và có khi thành đám mảng viêm đỏ.
- Da có ít vảy khô, nhiều khi bị bong tróc.
- Bàn chân, bàn tay khô, thô ráp, có khi có các vết nứt sâu, đau thậm chí có thể chảy máu.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm xà phòng có tính tẩy rửa quá mạnh cũng làm mất đi lớp lipid tạo nên hàng rào bảo vệ da này.
Làm thế nào để hạn chế khô da vào mùa đông?
- Uống nhiều nước: Uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày. Cần uống đủ nước để làn da khỏe đẹp. Uống đủ nước không chỉ giúp da mịn màng hơn mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng trong mùa đông lạnh giá.
- Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh. Lượng vitamin, khoáng chất từ rau củ quả và hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp nuôi dưỡng làn da luôn mượt mà.
- Không nên tắm, rửa mặt nước quá nóng khiến tình trạng da bị khô ráp trở nên tồi tệ hơn. Chỉ nên dùng nước ấm để vệ sinh cơ thể hàng ngày.
- Hạn chế dùng mỹ phẩm chứa cồn, chất tạo bọt nhiều.
- Cần đặc biệt quan tâm và dưỡng ẩm da hàng ngày, tốt nhất là sau khi tắm.
- Luôn che chắn, bảo vệ cho da khi ra ngoài bằng kem chống nắng để chống lại những tác hại từ môi trường như khói bụi, không khí lạnh khô, ánh nắng mặt trời…
- Tẩy tế bào chết thường xuyên là điều cần thiết để có được một làn da mịn màng. Nếu da thuộc loại da khô, dễ bong tróc nên lựa chọn các sản phẩm tẩy da chết vật lý. Nên tẩy da chết nhẹ nhàng để tránh tổn thương cho da cũng như bảo vệ lớp màng khóa ẩm trên da. Nên tẩy da chết mỗi tuần 2 - 3 lần.
Nên uống nhiều nước để có làn da mịn màng.
- Lựa chọn các loại vải không gây hại thân thiện với làn da. Hạn chế lựa chọn các chất liệu vải thô cứng sẽ khiến làn da dễ kích ứng. Luôn ưu tiên lựa chọn các chất liệu tự nhiên, thoải mái, rộng rãi. Lưu ý khi giặt đồ nên lựa chọn các loại nước giặt, nước xả vải dành cho da nhạy cảm.
- Không nên ngồi gần lò sưởi hoặc nguồn nhiệt khác có thể làm vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khô da.
- Cần thêm độ ẩm cho không khí bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm, đặc biệt nếu sử dụng điều hòa không khí hoặc lò sưởi trong nhà.
Hầu hết các trường hợp da khô sẽ được cải thiện khi ta thay đổi thói quen và một số biện pháp khắc phục kể trên. Tuy nhiên trong một số trường hợp có những dấu hiệu sau thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu: Làn da không cải thiện bất chấp những nỗ lực khắc phục; Da khô kèm theo đỏ; Da khô và ngứa ảnh hưởng đến giấc ngủ; Có loét mở hoặc nhiễm trùng do gãi; Có nhiều vùng da bị bong tróc.
Theo suckhoedoisong.vn