Việc kiểm soát tình trạng này phụ thuộc vào nguyên nhân, thuốc giảm đau và thay đổi lối sống có thể giúp giảm khó chịu trong những trường hợp nhẹ.

Ngực căng tức và đau ảnh hưởng đến khoảng 2/3 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, chủ yếu trong độ tuổi từ 15–40.

Ngực căng đau, tức là tình trạng rất phổ biến, do nhiều nguyên nhân như: thay đổi nội tiết tố, chọn áo ngực không vừa vặn và nhiễm trùng. Ảnh minh hoạ

Ngực căng đau, tức là tình trạng rất phổ biến, do nhiều nguyên nhân như thay đổi nội tiết tố, chọn áo ngực không vừa vặn và nhiễm trùng. Ảnh minh hoạ

Biểu hiện ngực căng, đau, tức

Triệu chứng ngực căng đau cần lưu ý bao gồm:

  • Khó thở: Cảm thấy khó thở hoặc không nhận đủ không khí.
  • Đổ mồ hôi: Đổ mồ hôi lạnh hoặc đổ mồ hôi quá nhiều.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Chóng mặt hoặc choáng váng: Cảm thấy chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu.
  • Đánh trống ngực: Nhịp tim không đều hoặc nhanh.
  • Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu bất thường.
Cần đi khám bác sĩ nếu cơn đau vú đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như:
  • Xuất hiện khối u, vùng mô dày lên ở vú hoặc nách.
  • Kích ứng da hoặc lúm đồng tiền ở vú.
  • Đau núm vú hoặc núm vú bị thụt.
  • Viêm, tấy đỏ, đóng vảy hoặc dày lên ở núm vú hoặc da vú.
  • Sưng tấy.
  • Tiết dịch núm vú.
  • Viêm.

Các nguyên nhân khiến ngực căng đau

- Nội tiết

Ngực mềm hoặc căng thường liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trước kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh. Triệu chứng bao gồm đau ở cả 2 vú và có thể lan đến nách.

Ngực căng đau có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt được gọi là đau vú theo chu kỳ, một phần của các triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh hay hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

PMS chỉ mang tính tạm thời, điều trị các triệu chứng bằng cách dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), mặc áo ngực thoải mái và chườm nóng nhẹ nhàng để làm dịu cơn đau.

- U nang vú

U nang vú là túi chứa đầy chất lỏng (không phải ung thư) tương đối mềm và phổ biến hơn ở phụ nữ tiền mãn kinh. Một số u nang không có triệu chứng, số khác gây đau và tiết dịch núm vú. Trừ khi các u đặc biệt lớn hoặc gây đau, u nang không cần điều trị. Nếu cần điều trị, bác sĩ sẽ rút chất lỏng ra bằng kim.

Ngực căng tức và đau ảnh hưởng đến khoảng 2/3 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và chủ yếu trong độ tuổi từ 15–40.

Ngực căng tức và đau ảnh hưởng đến khoảng 2/3 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và chủ yếu trong độ tuổi từ 15-40.

- Xơ nang tuyến vú

Những thay đổi về xơ nang tuyến vú thường là những triệu chứng vô hại nhưng gây khó chịu, khiến ngực có cảm giác gồ ghề hoặc mật độ không đều do sự dao động nội tiết tố. Xơ nang vú là tình trạng vú không phải ung thư phổ biến nhất.

- Ung thư vú

Ung thư vú xảy ra khi các tế bào ở vú biến đổi và tiến triển không kiểm soát. Ngực căng đau, tức ít khi do ung thư. Cả phẫu thuật và xạ trị ung thư vú đều làm xuất hiện các mô sẹo, dẫn đến tê, đau làm ngực căng tức và thay đổi kết cấu cũng như hình dáng vú.

- Thuốc

Một số loại thuốc có thể làm ngực căng và đau, bao gồm:

  • Các chế phẩm digitalis, chẳng hạn như digoxin (Digox), điều trị suy tim sung huyết và nhịp tim bất thường.
  • Chlorpromazine (thorazine) là loại thuốc điều trị rối loạn sức khỏe tâm thần.
  • Một số thuốc lợi tiểu như eplerenone (inspra) hoặc spironolactone (aldactone).
  • Oxymetholone (anadrol) điều trị số lượng hồng cầu thấp.
  • Methyldopa (aldomet) là thuốc điều trị huyết áp cao.
  • Người bệnh ngực đau căng tức nên hỏi bác sĩ về các loại thuốc có thể gây ngực bị đau và căng để cân nhắc trước khi sử dụng.
- Cho con bú

Cho con bú đôi khi là nguyên nhân gây đau căng tức ngực, nguyên nhân cụ thể là:

  • Núm vú bị đau do bé ngậm vú không đúng cách.
  • Cảm giác ngứa ran khi bé bú (khi sữa bắt đầu chảy).
  • Núm vú đau nhức do bị cắn hoặc da khô, nứt nẻ hoặc nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng vú

Phụ nữ cho con bú có nhiều khả năng bị nhiễm trùng vú (viêm vú). Đôi khi, vấn đề cũng xảy ra ở những phụ nữ khác. Nếu bị nhiễm trùng vú, người bệnh có thể bị sốt và có các triệu chứng ở 1 bên vú, bao gồm:

  • Đau 1 bên vú.
  • Đỏ.
  • Sưng tấy.

Theo suckhoedoisong.vn