Ngủ nghiêng về bên trái sẽ tốt hơn cho chức năng tim - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Đó là lý do tại sao chúng ta nên xem xét lại tư thế ngủ của mình. Sau đây, trang Bright Side sẽ chỉ ra một số vấn đề có thể gặp phải do ngủ sai tư thế, như nằm sấp hoặc nằm nghiêng bên phải, và giải thích lý do tại sao.
1. Có thể gây thoát vị đĩa đệm
Khi ngủ nằm sấp, bạn sẽ không thể thở bình thường được, nếu không quay cổ sang một bên. Tư thế ngủ này có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, vì đầu và cột sống không thẳng hàng và cổ buộc phải xoay. Nhiều xương trong tủy sống được bảo vệ bởi các đĩa đệm.
Thường xuyên ngủ với tư thế không tốt có thể làm hỏng các phần keo của các đĩa đệm và dẫn đến đau, theo Bright Side.
Tốt nhất nên ngủ nằm ngửa, đây là tư thế tự nhiên nhất cho toàn bộ cơ thể. Các bác sĩ đề xuất những người bị đau cột sống mạn tính do viêm khớp nên ngủ theo tư thế này.
Người bị đau cột sống mạn tính nên nằm hơi nghiêng một chút với một cái gối kê dưới cổ. Cũng có thể kê một cái gối dưới mỗi cánh tay để cổ được giảm bớt sức nặng và áp lực.
2. Gây ra chứng ợ nóng
Nằm ngửa hoặc nghiêng về bên phải có thể gây ra chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc làm nặng thêm tình trạng này đối với người đang mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Điều này xảy ra khi a xít và các chất từ dạ dày trào lên thực quản. Van ngăn a xít trào ngược ra khỏi dạ dày không thể kiểm soát được sự trào ngược do trọng lực ở vị trí này và thức ăn trong dạ dày dồn xuống đáy thực quản gây ra tình trạng ợ chua, chướng bụng, đôi khi đau ngực, theo Bright Side.
Tốt nhất nên ngủ nghiêng về bên trái và hơi nghiêng thêm một chút ở phần thân trên. Điều này đã được chứng minh là giúp giảm nhẹ các đợt trào ngược dạ dày thực quản ở người mắc chứng bệnh này. Ở tư thế ngủ này, dạ dày sẽ ở vị trí có thể giữ thức ăn trong dạ dày mà không bị trào ra vùng trên của dạ dày và ra ngoài van thực quản.
3. Có hại cho cột sống và lưng
Theo các chuyên gia, tư thế ngủ này dễ dẫn đến chứng đau lưng mạn tính. Áp lực dồn lên lưng và cột sống trong suốt đêm ở tư thế này là rất lớn vì phần lớn trọng lượng của bạn được giữ ở các bộ phận cơ thể đó. Cột sống không ở vị trí tự nhiên và đây là lý do tại sao bạn có thể thỉnh thoảng cảm thấy tê hoặc cần phải căng duỗi khi thay đổi tư thế, theo Bright Side.
Nếu không thể ngủ theo tư thế khác, thì bạn có thể làm cho cột sống cong một cách tự nhiên, bằng cách đặt 1 cái dưới gối dưới xương chậu và một cái dưới đầu.
Tuy nhiên, tư thế ngủ tốt nhất để giảm đau lưng là nằm ngửa, và cũng kê gối như vậy, hoặc nằm nghiêng với 1 cái gối kê dưới đầu và 1 cái gối giữa hai chân.
4. Có thể “chèn ép” thai nhi trong bụng mẹ
Thai phụ cần tránh ngủ nằm sấp vì trọng lượng tăng thêm ở giữa cơ thể gây áp lực quá lớn lên cột sống. Hơn nữa, tư thế này khiến cho bé không có đủ không gian cần thiết để di chuyển tự do vì bị ép giữa giường và cột sống của mẹ.
Tốt nhất, thai phụ nên ngủ nghiêng về bên trái, vì tư thế này giúp tăng lưu lượng máu và cung cấp lượng ô xy tối đa cho cả mẹ và bé.
5. Có thể gây ra nếp nhăn trên mặt
Tốt nhất là không nằm sấp, nên ngủ nằm ngửa để tránh nếp nhăn - SHUTTERSTOCK
Khi ngủ nằm sấp hay nằm nghiêng thì khó tránh khỏi một bên úp mặt vào gối. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là điều tối kỵ cho da mặt, vì áp lực tác động lên hai bên da mặt có thể gây ra nếp nhăn trên mặt theo thời gian.
Tốt nhất là ngủ nằm ngửa để tránh nếp nhăn. Mặt không bị đè lên gối, lỗ chân lông trên da có thể thở và tránh được áp lực, theo Bright Side.
6. Tạo áp lực lên ngực
Các chuyên gia nói rằng với tư thế nằm sấp, bạn đang tạo áp lực không lên ngực và có thể gây đau. Mặt khác, nằm nghiêng khi ngủ có thể khiến ngực chảy xệ theo thời gian, do trọng lực kéo xuống dưới một cách tự nhiên.
Tốt nhất là nên ngủ nằm ngửa. Điều này cũng sẽ giúp giữ cho ngực được thư giãn mà không gây thêm áp lực lên ngực.
7. Ngủ nghiêng về bên trái tốt cho tim hơn
Ưu tiên tư thế ngủ nghiêng về bên trái sẽ tốt hơn cho chức năng tim. Như các bác sĩ giải thích, ở vị trí này, tim hoạt động hiệu quả hơn và hoạt động bình thường hơn.
Điều này cũng khiến quá trình tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi hơn, theo Bright Side.
Theo thanhnien