Dịch COVID-19 dần dần cũng sẽ lắng xuống, nhưng tác động của nó cho thấy mối lo ngại về sức khỏe phổi toàn cầu đang diễn ra. Hàng triệu người mắc bệnh hen suyễn, khiến tình trạng này trở thành bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất ở trẻ em trên toàn thế giới. Ở những người trên 65 tuổi, viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Ngoài ra, hàng năm, hàng triệu người mắc bệnh lao và tử vong. Lao trở thành bệnh truyền nhiễm phổ biến và tử vong nhất sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện bằng cách thay đổi lối sống để giảm gánh nặng cho cơ quan hô hấp và giúp phổi hoạt động tốt.
Kanikka Malhotra - Chuyên gia tư vấn về Dinh dưỡng & Giáo dục Tiểu đường (Ấn Độ) chia sẻ 7 cách thay đổi lối sống đơn giản, điều chỉnh chế độ ăn uống và các hành vi lành mạnh, có thể giúp ích cho phổi của bạn:
1. Bỏ hút thuốc để có lá phổi khỏe mạnh
Bỏ thuốc lá sẽ giúp làm giảm nhịp tim và huyết áp, đồng thời mức carbon monoxide của bạn sẽ trở lại mức không hút thuốc.
Ngoài ra, cai thuốc lá giúp cải thiện tuần hoàn và chức năng phổi. Hơn nữa, nguy cơ đau tim và đột quỵ của bạn sẽ giảm xuống còn một nửa so với người hút thuốc.
Chế độ ăn nhiều trái cây giảm nguy cơ mắc bệnh phổi.
2. Tránh hút thuốc lá thụ động
Không có biện pháp an toàn nào khi tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động. Khi bạn ở trong sự hiện diện của một người hút thuốc, bạn sẽ hít phải những chất độc hại giống như người hút thuốc. Do đó, ngay cả khi hít phải một lượng nhỏ khói thuốc cũng có thể gây nguy hiểm.
3. Hạn chế tiếp xúc với chất ô nhiễm
Ngoài khói thuốc lá, một số chất ô nhiễm khác trong không khí có hại cho phổi và sức khỏe tổng thể của bạn. Ngay cả nước hoa tổng hợp được sử dụng trong bột giặt và chất làm mát không khí cũng sản sinh ra các chất độc hại.
4. Tiêm vaccine ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp
Vaccine cứu sống hàng triệu người mỗi năm. Vaccine có thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh truyền nhiễm khác nhau và hỗ trợ sức khỏe của phổi. Tiêm phòng giúp ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp như viêm phổi do phế cầu khuẩn, COVID-19, cúm, và ho gà.
5. Thực hiện các bài tập thở sâu cải thiện chức năng phổi
Chúng nên được thực hiện hàng ngày vì thở cung cấp oxy cho mọi tế bào trong cơ thể. Bạn có thể cải thiện phổi của mình bằng cách thực hiện các bài tập thở sâu thường xuyên. Kết quả là, chức năng phổi và độ thông thoáng của đường thở tăng lên.
Tập thể dục hỗ trợ sức khỏe của phổi.
6. Tập luyện thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường thể lực và chất lượng cuộc sống, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Tập thể dục cũng hỗ trợ sức khỏe của phổi.
Tuy nhiên, trước khi thay đổi mức độ hoạt động, bạn nên tìm lời khuyên của bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu để xác minh rằng kế hoạch tập luyện của bạn an toàn và trong khả năng của bạn.
7. Chú ý đến chế độ ăn uống
Nghiên cứu cho thấy rằng vitamin A, D và E, cũng như kẽm, có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh hen suyễn, trong khi carotenoid và thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như thực phẩm có màu đỏ/vàng/cam có thể giúp điều trị COPD.
Ngoài ra, một chế độ ăn nhiều trái cây, rau, cá, ít muối, ít chất béo chuyển hóa và axit béo omega-6 sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh phổi.
Một số loại thực phẩm cụ thể mà bạn có thể kết hợp vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình là:
- Nghệ có tác dụng chống viêm nên phối hợp với hạt tiêu đen để hấp thụ chất curcumin.
- Củ dền có hàm lượng nitrat, vitamin C, carotenoid và magiê cao, giúp thư giãn mạch máu và hấp thụ oxy.
- Gừng và tỏi giúp chống viêm.
- Cá có hàm lượng choline cao và axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe của phổi.
- Cam thảo làm giảm các triệu chứng ho và hen suyễn. Ngoài ra, nó còn là một loại thuốc giãn phế quản tự nhiên…
Theo suckhoedoisong.vn