1. Ai có nguy cơ viêm khớp vẩy nến?
Các nhà nghiên cứu cho rằng, viêm khớp vẩy nến là căn bệnh tự miễn, cho tới hiện nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân tại sao hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đều thống nhất, bệnh có thể do một số yếu tố gây nên trong đó có thể do di truyền hay do môi trường, tiếp xúc hóa chất, nhiễm virus, vi khuẩn,...
Đa phần mọi người mắc bị vẩy nến được chẩn đoán mắc viêm khớp vẩy nến và đôi khi nó sẽ xảy ra trước khi xuất hiện bất kỳ sự tổn thương da nào.
Theo thống kê, tỷ lệ viêm khớp vẩy nến chiếm 10-30% bệnh nhân mắc vẩy nến và 80% trường hợp có viêm khớp xuất hiện sau tổn thương vẩy nến; 15% xuất hiện đồng thời và 10% trường hợp viêm khớp xuất hiện trước khi có tổn thương da.
Nghiên cứu cho thấy, khoảng 40% người viêm khớp vẩy nến có tiền sử gia đình mắc bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp. Khoảng 15% những người bị bệnh vẩy nến phát triển viêm khớp vẩy nến.
Viêm khớp vẩy nến thường xuất hiện từ 30 - 50 tuổi, tỷ lên nam nữ có nguy cơ mắc viêm khớp vẩy nến như nhau.
- Tiền sử gia đình: Các ghi nhận cho thấy, yếu tố môi trường cũng có thể đóng một vai trò quan trọng kích hoạt có thể dẫn đến viêm khớp vẩy nến đặc biệt là ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Theo ước tính khoảng 50% mắc viêm khớp vẩy nến nếu cả bố và mẹ đều mắc, 16 – 20% mắc viêm khớp vẩy nến nếu chỉ có bố hoặc mẹ mắc và 6 – 8% sẽ mắc viêm khớp vẩy nến nếu ông bà hoặc anh chị mắc phải căn bệnh này.
- Yếu tố phơi nhiễm, nhiễm trùng: Các biểu hiện của viêm khớp vẩy nến có thể bùng phát nếu người bệnh bị căng thẳng, phơi nhiễm với khói thuốc lá hoặc các yếu tố khác. Trong đó thường thấy yếu tố nhiễm trùng hoặc vết thương trên da ở người bệnh vẩy nến cũng làm viêm khớp vẩy nến phát triển vì sự suy yếu của hệ miễn dịch đi xuống từ đó tạo cơ hội để bệnh lý này tấn công, phát triển.
- Thời tiết lạnh: Thời tiết cũng được xem là một trong các yếu tố nguy cơ khiến bệnh khởi phát và trở nặng. Đặc biệt, với những ngày thời tiết chuyển tiết lạnh, hanh khô được xem là thời điểm thích hợp nhất để viêm khớp cũng như vẩy nến xuất hiện.
- Sử dụng các chất kích thích: Nếu sử dụng, lạm dụng rượu, bia, thuốc lá… cũng khiến nguy cơ phát triển viêm khớp vẩy nến kể cả người bệnh tiếp xúc với khói thuốc lá, sử dụng cồn nặng hoặc sử dụng một số loại thuốc nhất định… để gây bùng phát viêm nhiễm.
Các yếu tố rủi ro khác cũng được các nhà nghiên cứu ghi nhận đó là yếu tố tác động đến sự phát triển của viêm khớp vẩy nến là người nhiễm trùng Streptococcus, HIV,… và chấn thương được coi là yếu tố thúc đẩy bệnh vẩy nến và cả viêm khớp vẩy nến.
Đa phần mọi người mắc bị vẩy nến được chẩn đoán mắc viêm khớp vẩy nến.
2. Biểu hiện thường gặp của viêm khớp vẩy nến
Các biểu hiện của bệnh vẩy nến và viêm khớp mạn tính thường phát triển riêng biệt trên bệnh nhân viêm khớp vẩy nến. Biểu hiện của bệnh tương đối đa dạng, diễn tiến theo từng đợt với biểu hiện không cố định mà có thể thay đổi tùy theo từng đợt.
- Biểu hiện tổn thương ở khớp: Các biểu hiện thường thấy tại khớp là tê cứng nhất là vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy và đau nhức các khớp, cơn đau có xu hướng lan rộng ra các vùng lân cận nhất là gót chân, cổ tay…
Các khớp tổn thương sưng khớp, ửng đỏ, tình trạng đau trở nặng khi người bệnh vận động mạnh. Sau một thời gian, người bệnh không được điều trị kiểm soát khớp bị biến dạng đẫn đến hạn chế cử động. Nếu viêm khớp tổn thương xuất hiện ở các ngón tay, ngón chân, ngón thường có hiện tượng biến dạng, co rút như các nhánh gừng.
Ngoài ra, cũng có thể có triệu chứng ở cơ xương khớp khác nhưng: viêm gân bám, viêm gân gót…
- Biểu hiện tổn thương ở da: Với các biểu hiện vẩy nến thường, vẩy nến mủ, vẩy nến dạng giọt, dạng mảng và đỏ da. Đa số người bệnh viêm khớp vẩy nến có biểu hiện bề mặt da dày hơn, đi kèm với tình trạng khô, bong tróc vảy trắng. Vẩy nến móng tay, móng chân khiến móng bị đổi màu, lồi lên, dày lên và bị bong tróc.
Ngoài ra, còn có các còn có biểu hiện ngoài khớp như tổn thương ở mắt (viêm kết mạc, viêm màng bồ đào); bệnh van tim... Trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể bị tàn phế, tổn thương nội tạng và tử vong.
3. Cần làm gì khi bị viêm khớp vẩy nến?
Viêm khớp vẩy nến có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, ngoại hình, tâm lý người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần phải chủ động đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị để được theo dõi chặt chẽ.
HIện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp vẩy nến nên người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ nhằm kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa thiệt hại cho các khớp xương. Điều quan trọng người bệnh nên chú ý bảo vệ các khớp xương nếu công việc, hoạt động có tác động tiêu cực tới khớp.
Ngoài ra, người bệnh cần thường xuyên tập thể dục giúp các khớp xương linh hoạt dẻo dai hơn. Để giảm đau đớn, mệt mỏi người bệnh có thể tập yoga, thiền hoặc tìm sự hỗ trợ từ các huấn luyện viên vật lý trị liệu.
Theo suckhoedoisong.vn