Các nhà nghiên cứu nhận thấy những phương pháp theo dõi và chăm sóc các trường hợp đặc biệt ở trẻ có thể bỏ sót một số trẻ có xu hướng tự làm hại bản thân, tuy nhiên AI có thể giúp các trung tâm cung cấp dịch vụ y tế đánh giá tình hình sức khỏe bệnh nhân tốt hơn.

Sau một trường hợp gây sốc của một người đàn ông Bỉ được tin là đã “nghe lời” công cụ chatbot và quyết định tự kết thúc cuộc đời của mình, làm dấy lên lo ngại về sự nguy hiểm tiềm tàng của các công nghệ AI hiện nay. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng các mô hình trí tuệ nhân tạo thực sự có thể được sử dụng hiệu quả cho mục đích hoàn toàn ngược lại: ngăn chặn việc tự tử ở lớp trẻ.

Nghiên cứu phê duyệt bởi các nhà nghiên cứu của tổ chức UCLA Health đã được công bố trên tạp chí sức khỏe tâm thần JMIR tuần trước cho thấy việc tự học của AI có thể giúp phát hiện những suy nghĩ hoặc hành vi tự gây thương tích ở trẻ em tốt hơn nhiều so với hệ thống dữ liệu thực tế đang được sử dụng rộng rãi ở các trung tâm y tế hiện nay.

Theo một báo cáo năm 2021 của UNICEF, tự tử là nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỉ lệ tử vong ở những người trẻ ở Châu Âu. Trong đó, ước tính có 9 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 19 phải sống chung với các chứng rối loạn tâm thần, lo âu và trầm cảm, chiếm hơn một nửa tổng số trường hợp. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 20 triệu thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc chứng rối loạn sức khỏe tâm thần ở quốc gia này.
Nhiều thống kê hiện nay cho thấy, các trường hợp rối loạn tâm thần ở trẻ ngày càng tăng cao dẫn đến nguy cơ có các suy nghĩ và hành vi tự gây thương tích và tệ hơn là tự tử.
Nhiều thống kê hiện nay cho thấy, các trường hợp rối loạn tâm thần ở trẻ ngày càng tăng cao dẫn đến nguy cơ có các suy nghĩ và hành vi tự gây thương tích và tệ hơn là tự tử.

 

Các nhà nghiên cứu của UCLA Health đã xem xét các ghi chú lâm sàng trên 600 trường hợp phải điều trị đặc biệt của trẻ em từ 10 đến 17 tuổi, để xem các hệ thống hiện tại đánh giá sức khỏe tâm thần của chúng có thể xác định các dấu hiệu tự làm hại bản thân và đánh giá nguy cơ tự tử của chúng tốt đến mức nào. Bất ngờ rằng, những dữ liệu này đã bỏ qua tới 29% trường hợp trẻ em có xu hướng tự gây thương tích cho bản thân. Trong khi đó, điều đáng quan ngại hơn là cách điều trị truyền thống của các chuyên gia y tế trong việc đưa ra nhận xét lâm sàng đã bỏ sót tới 54% bệnh nhân.

Nhưng các cải tiến công nghệ AI đã tạo ra sự khác biệt đáng kể, vượt trội hơn các hình thức chăm sóc sức khỏe truyền thống hiện nay. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra ba mô hình trí tuệ nhân tạo xem xét dữ liệu bao gồm tình trạng y tế được ghi nhận, đơn kê thuốc trước đây, khu vực sinh sống của bệnh nhân và kết quả xét nghiệm được phân tích trong phòng thí nghiệm để đưa ra kết luận có nguy cơ mắc những triệu chứng rối loạn tâm thần và xu hướng tự gây thương tích dẫn đến tự tử.

“Lĩnh vực chính của chúng tôi đã chuyển sang dự đoán thay vì dừng lại để xem xét liệu rằng các chẩn đoán về triệu chứng của bệnh nhân được thực hiện một cách có hệ thống, được đánh giá bởi những người có liên quan, những chuyên gia y tế và chính bệnh nhân đang mắc nguy cơ dẫn đến các suy nghĩ và hành vi tự tử hay không”, Juliet Edgcomb, người dẫn đầu nghiên cứu chia sẻ trong một thông cáo báo chí của UCLA.

Mặc dù các mô hình phân tích bởi AI được cho là làm tăng khả năng xảy ra sai sót - những trường hợp được xác định là có nguy cơ trong khi thực tế chúng không phải vậy - Edgcomb giải thích rằng: “Chúng tôi đã tìm ra cách để cải thiện khả năng phát hiện tốt hơn, còn hơn là bỏ sót hoàn toàn những trường hợp thực sự cần được chú ý”.

Theo phụ nữ TPHCM