Đậu bắp giàu chất dinh dưỡng như kali, vitamin B, C, axit folic, canxi… giúp chống viêm, chống oxy hóa, có tác dụng:

  • Tăng cường khả năng miễn dịch
  • Tốt cho thai kỳ (hàm lượng folate cao trong đậu bắp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Tiêu thụ folate trong suốt thai kỳ tốt cho cả mẹ và con).
  • Duy trì xương khỏe mạnh
  • Kiểm soát tình trạng mệt mỏi
  • Tăng cường sức khỏe cho mắt
  • Hạ huyết áp
  • Hỗ trợ giảm cân…

1. Làm thế nào để bổ sung đậu bắp vào chế độ ăn uống?

Ai không nên ăn đậu bắp?- Ảnh 1.

Có rất nhiều cách để chế biến đậu bắp.

Một số cách phổ biến để chế biến đậu bắp là:

Luộc đậu bắp: Rửa sạch đậu bắp, đun sôi nước, cho đậu bắp vào luoojj tới chính mềm.

- Xào đậu bắp: Cách rất lành mạnh để ăn đậu bắp là xào. Để xào đậu bắp, hãy dùng một lượng nhỏ dầu. Đun nóng dầu trong chảo rồi cho đậu bắp thái nhỏ vào, xào cho đến khi chín mềm. Khi đậu mềm, thêm một ít gia vị để tăng hương vị.

- Đậu bắp hấp: Đậu bắp hấp là một cách lành mạnh khác để tiêu thụ mà không làm mất đi bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Hấp đậu bắp thái lát hoặc nguyên quả cho đến khi mềm. Thêm một ít nước cốt chanh và muối để tăng hương vị.

- Nước đậu bắp: Nước đậu bắp có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để chế biến nước đậu bắp, hãy cắt đậu bắp thành lát, rồi ngâm vào trong bình nước ít nhất 8 tiếng (hoặc qua đêm), đậy nắp lại. Sau 8 giờ, nghiền nát vỏ đậu bắp. Lọc nước trước khi uống.

Đậu bắp nướng: Phủ một lớp dầu ô liu lên đậu, nêm một ít hạt tiêu, muối rồi nướng cho đến khi chín mềm. Món ăn này thường được dùng làm món khai vị, hoặc món ăn kèm.

2. Nhóm người nào không nên ăn đậu bắp?

Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng đậu bắp cũng có thể gây một số tác dụng phụ, gây hại cho một số nhóm người. Dưới đây là những người không nên ăn hoặc hạn chế dùng đậu bắp:

- Người dị ứng: Đậu bắp chứa một loại protein gọi là Lectin, có thể gây dị ứng ở một số người. Mặc dù hiếm gặp, một số người có thể bị dị ứng hoặc nhạy cảm với đậu bắp. Các triệu chứng có thể bao gồm ngứa, nổi mề đay, ngứa ran trong hoặc xung quanh miệng, khó thở và nghẹ mũi… Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào khi ăn đậu bắp, tốt nhất là không nên thêm loại rau này vào chế độ ăn.

Không nên ăn đậu bắp cho những người bị sỏi thận.

Người bị dị ứng nên hạn chế hoặc không ăn đậu bắp.

- Người có các vấn đề về tiêu hóa: Đậu bắp có hàm lượng chất xơ cao, có thể gây đầy hơi, chướng bụng ở một số người. Fructan là một loại carbohydrate có trong đậu bắp, có thể làm tăng các vấn đề về đường ruột ở những người mắc hội chứng ruột kích thích… Những người có vấn đề về tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề này nếu họ ăn đậu bắp.

- Thận trọng dùng ở người bệnh đái tháo đường: Mặc dù loại rau này chứa các thành phần có thể làm giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, những người dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường và không kiểm soát được lượng đường trong máu nên thận trọng (tốt nhất nên tham vấn ý kiến bác sĩ khi ăn đậu bắp). Những người bị tiểu đường nên theo dõi lượng đường trong máu sau khi ăn đậu bắp để tránh bất kỳ vấn đề y tế nào.

Các nghiên cứu đã phát hiện, đậu bắp có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ metformin, một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường loại II cũng có xu hướng có nước tiểu có tính axit hơn, làm tăng nguy cơ sỏi thận khi ăn đậu bắp.

- Người bệnh mỡ máu: Nguy cơ bị cholesterol cao có thể tăng lên nếu bạn ăn đậu bắp sau khi nấu trong quá nhiều dầu. Tốt hơn là nên nấu đậu bắp trong ít dầu hơn với ít gia vị hơn và ăn một cách lành mạnh.

- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai và cho con bú cần hết sức cẩn thận trong vấn đề ăn uống. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn đậu bắp vì nó có thể gây hại cho thai nhi.

- Người bện sỏi thận: Đậu bắp chứa hàm lượng oxalat cao và canxi oxalat là thủ phạm chính gây ra sỏi thận. Thực phẩm giàu oxalat có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở những người đã từng bị sỏi thận. Nếu bạn bị sỏi thận, không nên ăn đậu bắp, vì sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề về thận. Không chỉ vậy, đậu bắp có thể gây hại ngay cả trong trường hợp sỏi thận và sỏi túi mật. Tốt hơn hết là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa loại rau này vào bữa ăn của mình.

- Người bệnh đau khớp: Đậu bắp chứa một loại hóa chất gọi là solanine, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng như đau và tình trạng viêm ở những người mắc các bệnh về khớp như viêm khớp.

- Người có bệnh về máu: Vitamin K hỗ trợ quá trình đông máu và hàm lượng vitamin K cao trong đậu bắp có thể tương tác với các loại thuốc làm loãng máu như coumadin (warfarin). Những người dùng thuốc làm loãng máu nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa đậu bắp vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Theo suckhoedoisong.vn