ShutterStock
Rất may là, mọi người có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh ngay từ đầu bằng cách thay đổi lối sống.
Bằng chứng cho thấy một món ăn nhẹ phổ biến có thể tránh được mối đe dọa.
Nghiên cứu phát hiện tiêu thụ 28g sữa chua mỗi ngày dẫn đến giảm 18% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, theo Express.
Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi tụy không thể sản xuất đủ insulin. Insulin không đủ dẫn đến lượng đường trong máu tăng. Theo thời gian, điều này có thể gây ra một số biến chứng sức khỏe đe dọa tính mạng như bệnh tim và đột quỵ.
Cần biết rằng một lối sống lành mạnh là cách bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh tiểu đường loại 2.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMC Medicine, ăn nhiều sữa chua cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ) đã tổng hợp kết quả của ba nghiên cứu, theo dõi thói quen sinh hoạt và lịch sử bệnh tật của người tham gia, đồng thời cũng là nhân viên y tế.
Những nghiên cứu này bao gồm tổng cộng 41.497 nam giới từ 40 đến 75 tuổi và 153.022 phụ nữ từ 25 đến 55 tuổi. Những người tham gia phải là người có tiêu thụ sữa trong chế độ ăn uống và ngay từ đầu không mắc bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc ung thư.
Nghiên cứu trên nam giới bắt đầu từ năm 1976 và nghiên cứu trên phụ nữ bắt đầu từ năm 1989.
Khi bắt đầu nghiên cứu, những người tham gia đã hoàn thành một bảng câu hỏi để thu thập thông tin cơ bản về lối sống và sự xuất hiện của bệnh mạn tính.
Những người tham gia sau đó được theo dõi 2 năm một lần, với tỷ lệ theo dõi hơn 90%.
Mu Chen, tác giả chính của nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ), cho biết: Nghiên cứu có lợi thế là quy mô nghiên cứu lớn, tỷ lệ theo dõi cao và các yếu tố chế độ ăn uống và lối sống được đánh giá nhiều lần.
Trong nghiên cứu, có 15.156 trường hợp mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã được xác định trong giai đoạn theo dõi.
Kết quả, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tổng mức tiêu thụ sữa không có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Sau đó, họ xem xét việc tiêu thụ các sản phẩm sữa riêng lẻ, chẳng hạn như sữa tách kem, phô mai, sữa nguyên chất và sữa chua.
Sau đó, các tác giả đã tiến hành phân tích tổng hợp, kết hợp các kết quả của họ và các nghiên cứu được công bố khác, điều tra mối liên quan giữa các sản phẩm sữa và bệnh tiểu đường loại 2.
Kết quả cho thấy tiêu thụ 28g sữa chua mỗi ngày dẫn đến giảm 18% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tác giả kỳ cựu của nghiên cứu, giáo sư Frank Hu, Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ), cho biết: "Chúng tôi thấy rằng lượng sữa chua ăn vào nhiều hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, trong khi các thực phẩm từ sữa khác và tổng lượng sữa tiêu thụ không cho thấy mối liên hệ này.
Những phát hiện chắc chắn về sữa chua cho thấy rằng nó có thể được kết hợp vào chế độ ăn uống lành mạnh”.
Như Hiệp hội Bệnh tiểu đường Vương quốc Anh báo cáo, nghiên cứu cho thấy ăn sữa chua có thể giúp mọi người cảm thấy no hơn, giúp kiểm soát cân nặng dễ dàng hơn, từ đó giảm được tình trạng béo phì.
Điều này có thể giúp giải thích mối liên quan - béo phì là yếu tố nguy cơ lớn nhất phát triển bệnh tiểu đường loại 2, chiếm 80 - 85%.
Theo thanhnien