leftcenterrightdel
Mì gạo có thể ảnh hưởng xấu đến lượng đường huyết nếu bạn ăn quá nhiều. Đồ họa: Minh Quân 

Mì gạo có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày và cung cấp các khoáng chất thiết yếu như selen và mangan. Tuy nhiên, do hàm lượng carbohydrate cao, chúng cũng có thể ảnh hưởng xấu đến lượng đường trong máu nếu bạn ăn quá nhiều hoặc kết hợp chúng với các thực phẩm không phù hợp.

Mì gạo có xu hướng nằm trong số các sản phẩm gạo có chỉ số đường huyết thấp, theo một nghiên cứu được công bố trên "Tạp chí Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng Quốc tế" năm 2009.

Khi ăn mì gạo luộc có chỉ số đường huyết là 61. Tuy nhiên, một số món ăn sử dụng mì gạo có thể có chỉ số đường huyết cao, bao gồm mì gạo chiên kiểu Trung Quốc với thịt bò thái lát, có chỉ số đường huyết là 80.

Người bệnh tiểu đường nên ăn mì kèm với các thực phẩm giàu protein và chất xơ như: Trứng, đậu, thịt bò, thịt gà, cá, nấm,… Tốt nhất, người bệnh nên ăn rau trước và tỉ lệ rau với mì 2:1. Điều này sẽ giúp người bệnh giảm lượng đường trong bữa ăn và hạn chế tối đa sự tăng vọt đường huyết sau bữa ăn.

Theo laodong