leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

Ngoài việc vệ sinh giấc ngủ sạch sẽ, hạn chế ăn các bữa lớn trước khi ngủ thì theo Shape, bấm 6 huyệt này có thể giúp bạn ngủ ngon và nhận được nhiều lợi ích sức khỏe nhờ lợi ích giúp thư giãn, giảm căng thẳng và tập trung của nó.

Lưu ý, nếu tình trạng khó ngủ kéo dài bạn cần thăm khám bác sĩ sớm để chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Khó ngủ kéo dài có thể là triệu chứng hoặc hệ quả của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

1. Huyệt An miên

Huyệt An miên là huyệt nằm sau tai, khi bấm vào huyệt sẽ tác động đến các cơ quan của hệ thần kinh, từ đó giúp điều trị chứng mất ngủ, giảm lo lắng, chóng mặt và đau đầu.

Cách dễ nhất để tìm kiếm huyệt An miên là bạn tạo một chữ L bằng ngón trỏ và ngón cái. Đặt ngón trỏ vào phía trước tai còn ngón cái vòng ra sau dái tai rồi di chuyển ngón cái tới phần xương nhô ra.

leftcenterrightdel
Vị trí huyệt an miên nằm ở vùng cổ, ngay giữa dái tai và đường chân tóc ở sau cổ, bên cạnh xương lồi (Ảnh: Shape) 

 

2. Huyệt Dũng tuyền 

Huyệt Dũng tuyền nằm ở đâu? Bạn hãy chia đoạn nối giữa ngón 2 của bàn chân với mặt trái giữa bờ sau của gót chân thành 5 phần. Huyệt được xác định là tại vị trí 2/5 phía trước và 3/5 phía sau gan bàn chân. Huyệt Dũng tuyền được kết nối với tuyến thượng thận - nơi kiểm soát phản ứng căng thẳng của cơ thể nên có tác dụng đặc biệt hiệu quả để cải thiện giấc ngủ.

Bởi xét cho cùng thì căng thẳng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ và thời lượng ngủ của bạn. Lưu ý, với phụ nữ mang thai không nên ấn huyệt Dũng tuyền khi khó ngủ bởi huyệt này có thể kích thích cơn chuyển dạ.

leftcenterrightdel
 Vị trí của huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân (Ảnh: Shape)

 

Cách thực hiện: Day huyệt từ 2 - 3 phút bằng tay hoặc các dụng cụ ấn huyệt chuyên dụng hay các vật có đầu tròn/tù khác như đầu đũa.

3. Huyệt Thần môn 

Huyệt Thần môn được cho là có thể giảm bớt chứng mất ngủ và thậm chí là tăng chất lượng giấc ngủ.

Vị trí của huyệt Thần môn nằm ở nếp gấp trên cùng phía trong của cổ tay và phía dưới của ngón út, vị trí giữa xương trụ và xương đậu (gần với vị trí thường bắt mạch). Bạn có thể hơi cong bàn tay về phía trước và tìm điểm lõm giữa hai gân để dễ dàng tìm thấy hơn.

leftcenterrightdel
 Vị trí của huyệt Thần môn là ở phía bên trong cổ tay (Ảnh: Shape)

 

Cách thực hiện: Day huyệt bằng ngón cái và theo chiều kim đồng hồ trong thời gian từ 2 - 3 phút.

4. Huyệt Ấn đường 

Để xác định huyệt Ấn đường bạn cần xác định vị trí chính giữa ở hai đầu lông mày giao với nhau.

Huyệt Ấn đường được biết đến có tác dụng giảm bớt trạng thái bồn chồn, kích động và mất ngủ.

leftcenterrightdel
 Xác định huyệt Ấn đường giữa hai lông mày (Ảnh: Shape)

 

Cách thực hiện: Day huyệt Ấn đường theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 3 phút với lực ấn vừa phải của một ngón tay là đủ. Nếu muốn lực ấn mạnh hơn bạn có thể ấn với lực mạnh hơn, bởi theo một số người, họ cảm thấy áp lực ấn mạnh hơn có thể giúp người bị căng thẳng thư giãn sâu hơn.

5. Huyệt Tam âm giao 

Huyệt Tam âm giao nằm ở mặt trong chân, điểm cao nhất cách mắt cá chân chiều ngang của 4 ngón tay (trừ ngón cái). Gọi là Huyệt Tam âm giao bởi huyệt này nằm trên kinh túc thái âm tỳ và là vị trí giao của 3 đường kinh âm tại chân gồm kinh âm là túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận, túc quyết âm can.

Xoa bóp huyệt Tam âm giao có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm mệt mỏi. Chất ngủ có thể kéo dài hơn về tổng thể. Theo một nghiên cứu năm 2010 thì huyệt này còn có hiệu quả trong việc giảm bớt chứng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt hoặc tiền kinh nguyệt.

Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ấn huyệt này bởi có thể gây chuyển dạ sớm, động thai.

leftcenterrightdel
 Huyệt Tam âm giao (Ảnh: Shape)

 

Cách thực hiện: Day ấn huyệt Tam âm giao trong khoảng 3 phút, lần lượt mỗi bên.

6. Huyệt Bách Hội 

Huyệt Bách Hội có thể xác định bằng cách khá đơn giản. Bằng cách xòe 2 bàn tay, đặt 2 ngón tay cái vào 2 lỗ tai sao cho ngón tay giữa ở mỗi bàn hướng lên phía đỉnh đầu rồi ôm lấy đầu. Giao điểm của hai ngón tay giữa ở vị trí nào thì đây chính là vị trí của huyệt Bách hội. Khi bấm vào huyệt này bạn sẽ cảm thấy được một khe xương lõm và hơi tức nặng.

Nhờ ở gần não nên huyệt Bách hội có tác dụng giúp làm dịu hệ thần kinh, cải thiện chất lượng giấc ngủ ở những người thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ. Người bị các bệnh vùng da đầu, sốt cao, bệnh khối u ở đầu không nên ấn huyệt Bách hội.

leftcenterrightdel
 Huyệt Bách hội (Ảnh: Shape)

 

Cách thực hiện: Dùng lực mạnh ấn huyệt trong khoảng 2 phút theo chiều kim đồng hồ.

7. Lưu ý khi thực hiện bấm huyệt giúp ngủ ngon hơn

Nếu trong quá trình ấn huyệt bạn có các biểu hiện bất thường như hoa mắt chóng mặt, đổ mồ hôi, đau nhức đầu, mặt nhợt nhạt, tim đập nhanh thì cần dừng thao tác bấm huyệt lại và nghỉ ngơi tại chỗ. Việc bấm huyệt cũng cần được theo dõi và chỉ dẫn sát sao của các kĩ thuật viên hoặc thầy thuốc.

Không nên bấm huyệt trong thời gian quá dài bao gồm cả thời gian một lần day huyệt.

Hãy tìm điểm nhạy cảm gần vị trí điểm ấn huyệt (nơi mà khi ấn vào bạn có thể cảm thấy tức hoặc hơi đau).

Sử dụng lực day huyệt vừa phải, cố gắng giữ cố định ngón tay hoặc di chuyển theo chiều kim đồng hồ.

Nếu điểm ấn ở cả hai bên cơ thể (như chân, tay, sau tai,..) bạn có thể thực hiện từng bên một rồi đổi bên.

Cố gắng hít thở sâu khi thực hiện day ấn huyệt.

Châu Anh/Nguồn: Shape