Nếu tức giận vượt ngoài tầm kiểm soát hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thì bạn nên tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Nghiên cứu của Philip Gable, trợ lý giáo sư tâm lý học tại Đại học Delwar (Mỹ), phát hiện ra tức giận làm cho trí nhớ của bạn chọn lọc.

Bạn chỉ thấy những gì khiến bạn tức giận. Dù bạn “chiến thắng”, thì điều đó không có nghĩa là bạn có thể xây dựng các kết nối chặt chẽ hoặc có những cảm xúc tốt.

“Mọi người làm những gì bạn muốn chỉ để bạn dừng (cơn giận) lại. Trong quá trình đó, bạn đã tạo khoảng cách với người khác và điều ấy có thể “chọc” bạn tức giận hơn nữa, khiến nó trở thành một vòng lặp khó phá vỡ”, Nathaniel Herr, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học American (Mỹ), nói với Fartherly.

Làm thế nào để biết bản thân có vấn đề về tức giận?

Tự chẩn đoán sự giận dữ là khó khăn nhưng có một bài kiểm tra vấn đề tức giận gồm hai bước hiệu quả, như sau:

1. Nói chuyện với người khác

Không thể tự mình nhận ra nên bạn cần biết các quan điểm khác. Bạn đời, người yêu hay bạn bè là đối tượng tốt để bắt đầu. Hoặc không quan trọng là ai, miễn người bạn hỏi biết bạn và trung thực.

Hỏi họ rằng cách bạn xử lý các bất đồng thế nào. Bạn có thể phát hiện ra bản thân thường xuyên nóng giận và nếu thấy đó không phải là những gì bản thân muốn nói thì hãy bắt tay vào sửa đổi.

2. Sau cơn giận dữ, cố gắng nhớ những gì vừa xảy ra

Sự tức giận có thể nhanh chóng chiếm đoạt lý trí của bạn. Nếu không thể nhớ lại những gì đã nói hoặc diễn ra thì hành vi của bạn không mang tính xây dựng mà chỉ là sự bùng nổ.

Tự hỏi là một việc khó khăn nhưng rất quan trọng để tự biết mình. Vấn đề chỉ có thể được giải quyết nếu bạn nhận ra nó.

Làm thế nào để kiểm soát cơn giận?

Đây là việc khó, đòi hỏi sự chấp nhận, cam kết và các bài tập để phá vỡ vòng lặp. Michelle Shiota, tiến sĩ, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học bang Arizona (Mỹ), hướng dẫn chúng ta bài tập bốn bước để làm chủ bản thân, theo Fartherly.

1. Xác định cảm giác

Nếu nói ra được rằng: “Tôi đang tức giận lắm nè”, thì đã là một sự tiến bộ.

2. Tạm ra khỏi tranh cãi 

Hiểu rằng bạn tức giận và cho phép mình đi khỏi cuộc tranh cãi một chút. Nói: “Tôi cần năm phút để suy nghĩ đã”, hay cái gì đó tương tự.

3. Làm rõ quan điểm của riêng bạn và của bên kia

Trong thời gian “nghỉ”, hãy suy nghĩ về điều này. Bạn không phải là người duy nhất tham gia cuộc tranh luận hay tạo ra vấn đề, vì vậy, bạn không thể chỉ tập trung vào nhu cầu của mình.

4. Hãy suy nghĩ cách giải quyết vấn đề

Bạn có thể tức giận. Nhưng quan trọng nhất là tìm ra những gì các bạn muốn cũng như con đường để đạt được điều đó. “Bạn đã làm điều X và nó khiến tôi bực mình nhưng bây giờ chúng ta có thể làm gì và để cho lần sau nào?” - thái độ này biến sự đối nghịch thành hợp tác.

Đặc biệt, hãy tha thứ. Riêng với trẻ nhỏ, chấp nhận sự thật rằng la hét hay những cơn giận dữ không tác dụng gì ngoài việc khiến trẻ sợ bạn. Hãy cho trẻ biết: “Cha mẹ/cha tức giận vì con đã làm X và đây là những gì mẹ mong đợi...”.

Nếu bạn thấy sự nóng giận của bạn vượt ngoài tầm kiểm soát hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hoặc các mối quan hệ, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần. Chuyên viên tham vấn tâm lý, tâm thần có thể giúp xác định xem có tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn nào gây ra các vấn đề tức giận của bạn và cần phải điều trị hay không, theo Healthline.

Theo thanhnien