leftcenterrightdel
 Bà Trương bắt đầu bơi lội từ khi 65 tuổi sau khi mắc ung thư. Ảnh: Sina

Với tinh thần không chấp nhận thất bại, Trương Lôi ở Thành Đô, Trung Quốc, năm nay 90 tuổi, đã “chiến thắng ung thư”, không những thế bà còn trở thành một vận động viên bơi lội. 

1. Mắc hai bệnh ung thư, tỷ lệ sống chưa đến 1/3

Năm 40 tuổi, bà Trương Lôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Sau ca phẫu thuật, bà Trương tưởng mình đã thoát nạn. Không ngờ chỉ trong 5 năm, căn bệnh ung thư buồng trứng đã tìm đến bà.

Tình trạng lúc đó rất nghiêm trọng, ung thư biểu mô tế bào với mức độ ác tính cao, cơ hội sống sót thấp hơn 1/3. Bác sĩ nói với bà rằng, bà chỉ sống tối đa 3 năm. 

Một năm sau khi hóa trị, các chỉ số khối u của bà Trương bất ngờ tăng trở lại, ho dữ dội, tế bào ung thư đã di căn lên phổi, bác sĩ cũng khuyên bà nên từ bỏ và ngừng "hành hạ" cơ thể.

2. Từ chiến binh ung thư thành vận động viên bơi lội

"Tôi rất hạnh phúc khi được sống, tại sao tôi phải từ bỏ?". Ngay cả khi kế hoạch điều trị khoa học đã cạn kiệt, bà Trương vẫn tin rằng bà sẽ chiến thắng bệnh tật.  

Biết rằng một bệnh nhân ung thư vú từng phục hồi cơ thể nhờ bơi lội, bà Trương, người biết bơi lội từ nhỏ, quyết định nắm lấy “hy vọng cuối cùng” để cải thiện sức khỏe. 

Vì sức khỏe yếu, nên bà Trương chỉ có thể bơi được những quãng đường ngắn khoảng 300m, sau đó tăng dần lên 500m, 1.000m. Bà Trương lúc đó luôn nghĩ rằng: Con đường sống là bơi về phía trước!

Theo Sohu, chính bơi lội đã mang lại cho bà Trương một "phép màu" - thể chất của bà dần được cải thiện. Việc bơi lội với bà Trương không chỉ dừng ở mục tiêu rèn luyện sức khỏe, bà bắt đầu tham gia các cuộc thi bơi lội để kiểm tra trình độ của bản thân mình. 

Ở cuộc thi bơi lội dành cho người lớn toàn quốc, bà Trương đã giành được hai huy chương đồng.

3. Động lực để giúp bệnh nhân khác chiến thắng ung thư

leftcenterrightdel
 Không ai nghĩ bà Lôi từng mắc 2 bệnh ung thư. Ảnh Sina

Bơi lội, thi đấu và kết bạn đã mở ra một thế giới hoàn toàn mới cho bà Trương. Câu chuyện của bà nhanh chóng lan truyền trong cộng đồng ung thư, hơn chục bệnh nhân đến xin lời khuyên. Bà Trương không ngần ngại giúp đỡ và truyền cảm hứng để các bệnh nhân chiến đấu với ung thư. 

Với sự động viên của bà Trương, một số bệnh nhân đã kiên trì tập luyện và cơ thể họ hồi phục, phản hồi này cũng là một huy chương lớn cho bà Trương. 

Mười tám năm trước, bác sĩ nói với bà Trương, rằng bà sẽ không còn sống được vài ngày nữa, mười tám năm sau, bà Trương đã bơi được 10.000m.

Bà Trương không bao giờ phàn nàn về những gì đã xảy ra với mình, chính tất cả những bất hạnh đã khiến bà nhận ra sự tươi mới của cuộc sống và hạnh phúc biết bao khi được sống.

4. Tác dụng của bơi lội đối với sức khỏe

leftcenterrightdel
 Ai cũng nên tham gia môn bơi lội để bảo vệ sức khỏe. Ảnh: Don1don

Ở trong nước sẽ có những tác động mạnh mẽ tới não bộ và đem lại tác dụng như thiền định, não được thư giãn mà không còn chịu những áp lực của cuộc sống đời thường. Bơi lội giúp tập luyện mà không gây sức ép lên cơ, xương, khớp. Lợi thế của bơi lội là không phân biệt tuổi tác, béo hay gầy đặc biệt người lớn tuổi, người bị viêm xương khớp đều có thể tham gia. Đây là một trong những môn thể thao vừa giúp thư giãn, vừa cải thiện sức khỏe.

Một số nghiên cứu chứng minh rằng, có mối liên quan giữa bơi lội và cải thiện chức năng phổi. Nếu cơ thể có 2 lá phổi khỏe mạnh thì cơ thể sẽ "xử lý” oxy hiệu quả thì sẽ không có cảm giác hụt hơi và phòng chống các bệnh tật tốt hơn. 

Môi trường ẩm ướt của bể bơi trong nhà làm cho bơi lội là một yếu tố tích cực cho những người mắc bệnh hen suyễn. Những bài tập thở liên quan đến bơi chẳng hạn như nín thở có thể giúp mở rộng dung tích phổi và kiểm soát hơi thở tốt hơn. Giống như các bài tập aerobic, bơi lội buộc cơ thể làm việc nhiều hơn so với bình thường rất nhiều.

Môi trường nước đặc hơn không khí dẫn đến phổi sẽ cần phải hoạt động tích cực trong khi bạn bơi để đảm bảo cung cấp đủ oxy. Khi dung tích phổi được cải thiện có thể làm giảm bớt các triệu chứng hen suyễn và cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch.

Theo vietnamnet