Ảnh minh họa.
Vì vậy, để bảo quản được rau củ trong thời gian lâu nhất, khi mua rau củ quả, các gia đình nên lựa chọn những sản phẩm tươi xanh tự nhiên, hình dáng nguyên vẹn, không bị dập nát, hư hỏng hay bị héo.
Không nên mua rau đã bảo quản lạnh vì khi mua về luôn cần phải để rau ở nhiệt độ thấp, nếu không sẽ rất nhanh hỏng và cũng rất khó biết được rau đã được bảo quản tại cửa hàng trong bao lâu.
Bảo quản rau củ quả để trong tủ lạnh được bao lâu?
Các bà nội trợ cần lưu ý đến thời gian bảo quản được rau, củ trong tủ lạnh tối đa 3 hoặc 4 ngày. Đối với các loại củ, nếu không sử dụng hết thì nên cho củ vào trong bọc nilon đục lỗ và bảo quản trong tủ lạnh tối đa 2 ngày nữa. Riêng với các loại củ su su, cà rốt, súp lơ bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh được tới 10 ngày.
Ngoài trữ rau củ trong ngăn mát, rau củ có thể được bảo quản bằng cách trữ đông trong ngăn đá tủ lạnh một cách an toàn mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng. Trong trường hợp bảo quản trong ngăn đông, thức ăn đông lạnh, súp rau và món hầm có thể để trong ngăn đá tới ba tháng. Rau củ và trái cây đông lạnh có thể để vĩnh cửu nếu nhiệt độ đủ lạnh phù hợp. Để chất lượng tốt nhất, nên sử dụng sản phẩm đông lạnh trong 8-12 tháng.
Ảnh minh họa.
Lưu ý khi bảo quản rau củ trong tủ lạnh
Phân loại rau, củ trước khi bảo quản trong tủ lạnh
Mỗi loại rau củ đều có cách bảo quản rau trong tủ lạnh riêng vì thời gian và điều kiện độ ẩm bảo quản khác nhau. Do đó, nên phân loại cụ thể rau, củ và cho vào túi riêng trước khi cho vào tủ lạnh.
Trong trường hợp, trữ đông rau củ, cần lưu ý các loại rau nên và không nên trữ đông. Một số loại rau có thể bảo quản trong ngăn đông như nhóm củ quả: ngô, đậu Hà Lan, bông cải xanh, bông cải trắng, cà rốt, đậu xanh, bí..; nhóm các loại rau xanh mùa đông: rau bina, cải xoăn, cải bẹ và cải thìa, cần tây và rau thơm...
Ngược lại, một số rau có lượng nước cao như dưa chuột, bắp cải, củ cải, nấm, rau diếp... thì không nên trữ đông vì chúng sẽ bị phá vỡ kết cấu làm giảm chất lượng rau, củ.
Ghi chú ngày đóng gói
Khi cho thực phẩm vào tủ lạnh nên ghi lại thứ tự lưu trữ. Hoặc chia thực phẩm theo món ăn trong thực đơn từng ngày, để tránh việc để quên thực phẩm quá lâu.
Cần lưu ý không trữ đông rau củ lại nhiều lần vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng và dinh dưỡng của rau củ. Khi đã rã đông, hãy sử dụng chúng ngay lập tức và không đông lại.
Loại bỏ phần rau, củ hư hỏng
Những phần hư hỏng sẽ sinh ra khí ethylene, nấm mốc sẽ lây lan và làm hư những thực phẩm khác. Vì vậy, các bà nội trợ nên sơ chế rau, củ trước khi bảo quản như cắt bớt phần ngọn su hào, cà rốt... hoặc loại bỏ rễ, lá dập của các loại rau ăn lá.
Ảnh minh họa.
Không rửa rau, củ trước khi bảo quản trong tủ lạnh
Không nên rửa rau, củ trước khi cho vào tủ lạnh vì độ ẩm quá nhiều khiến rau dễ bị biến màu, hư hỏng. Đồng thời, không nên cắt nhỏ rau củ quả làm sẽ mất đi các chất dinh dưỡng thiết yếu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Trong trường hợp, các gia đình có thói quen rửa rau thì cần để rau củ thật ráo nước rồi mới cho vào tủ lạnh, lót thêm một vài tờ giấy nhà bếp cùng các loại rau, củ, giấy sẽ hút ẩm và tránh cho rau, củ bị úng. Khi cần sử dụng đến, mới hãy thực hiện cách rửa rau đúng cách .
Bọc thực phẩm
Rau, củ muốn tươi lâu thì cần độ ẩm từ 80 - 95% nhưng trong tủ lạnh thường có độ ẩm vào khoảng 65%. Vì vậy nên cho chúng vào túi đựng thực phẩm hoặc màng bọc thực phẩm để ngăn sự bay hơi nước, độ ẩm sẽ cao hơn, giữ được độ tươi lâu hơn. Túi đựng thực phẩm nên được làm từ chất liệu PP để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và gia đình.
Vệ sinh tủ định kỳ
Quá trình lưu trữ thực phẩm có thể làm rơi các mảnh vụn nhỏ bám lại trong tủ lạnh gia đình. Vì vậy, cứ 2 tuần các gia đình cần sắp xếp thời gian để vệ sinh tủ lạnh một lần. Điều này giúp hạn chế các vi sinh vật, nấm mốc có thể sinh sôi và phát triển trong tủ lạnh và tấn công các loại thực phẩm khác.
Theo giadinhonline.vn