leftcenterrightdel
 Bệnh thận mạn tính có thể gây ra bệnh thiếu máu. Đồ hoạ: Thiện Nhân

Thiếu máu là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thiếu máu là tình trạng máu không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh hoặc hemoglobin, một loại protein trong tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy. Điều này có thể xảy ra vì cơ thể bạn không sản xuất đủ tế bào hồng cầu, mất tế bào hồng cầu quá nhanh hoặc các tế bào hồng cầu bạn có không hoạt động tốt, tất cả đều dẫn đến:

Mệt mỏi

Hụt hơi

Da nhợt nhạt

Đau ngực

Chóng mặt hoặc choáng váng

Tay chân lạnh

Đau đầu

Móng tay giòn

Bệnh thận gây ra bệnh thiếu máu như thế nào?

Theo Tiến sĩ Puneet Bhuwania, Bác sĩ chuyên khoa thận và bác sĩ ghép tạng, Bệnh viện Wockhardt, Đường Mira (Ấn Độ), bệnh thận mãn tính (CKD) ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng, một trong những biến chứng phổ biến nhất là thiếu máu.

Giảm sản xuất erythropoietin: Thận sản xuất erythropoietin, một loại hormone kích thích sản xuất hồng cầu. Thận bị tổn thương sẽ sản xuất ít hormone này hơn.

Thiếu sắt: CKD có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt hoặc làm tăng tình trạng mất sắt.

Viêm: Tình trạng viêm mạn tính ở những bệnh nhân mắc bệnh thận có thể ảnh hưởng đáng kể đến chức năng và tuổi thọ của các tế bào hồng cầu.

Điều trị bệnh thiếu máu do bệnh thận

Tiến sĩ Bhuwani cho biết: "Đối với những bệnh nhân mắc cả bệnh thận và thiếu máu, tình trạng có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào một số yếu tố như giai đoạn bệnh thận, mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu máu và mức độ tuân thủ kế hoạch điều trị của bệnh nhân".

Ngoài ra, việc phát hiện bệnh thận và thiếu máu kịp thời để cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm các biến chứng khác. Trong khi bệnh thận làm gián đoạn quá trình sản xuất hồng cầu, thì sự kết hợp của các phương pháp điều trị y tế, thay đổi chế độ ăn giàu sắt và vitamin C, cùng thói quen lối sống lành mạnh có thể cải thiện đáng kể nồng độ hemoglobin và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân thiếu máu.

Theo laodong