leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

 

Viêm thanh quản được hiểu là tình trạng viêm của thanh quản. Khi điều trị viêm thanh quản, chế độ dinh dưỡng của người bệnh đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả điều trị bệnh. Viêm thanh quản kiêng ăn gì là băn khoăn của rất nhiều người.

1.Triệu chứng của viêm thanh quản

Nguyên nhân của tình trạng viêm thanh quản có thể là do hoạt động quá mức, bị kích ứng hoặc bị nhiễm trùng. Trong khi đó, thanh quản là nơi phát âm của họng, dây thanh đóng mở với sự chuyển động, rung động tạo nên âm thanh. Khi mắc viêm thanh quản, các dây thanh sẽ bị kích ứng, viêm nhiễm dẫn đến hiện tượng khàn giọng, thậm chí mất hẳn tiếng nói.

Viêm thanh quản có thể được phân loại thành viêm thanh quản cấp tính và viêm thanh quản mãn tính. Theo đó, nếu người bệnh mắc tình trạng này kéo dài dưới 3 tuần là viêm thanh quản cấp tính, còn kéo dài trên 3 tuần là viêm thanh quản mãn tính. Nguyên nhân cụ thể gây bệnh viêm thanh quản có thể do nhiễm virus, vi khuẩn, hút nhiều thuốc lá, thường xuyên tiếp xúc phấn bụi, hóa chất độc hại.

leftcenterrightdel
Nguyên nhân của tình trạng viêm thanh quản có thể do nhiễm trùng hoặc nói quá mức - Ảnh: ST. 

 

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm thanh quản:

- Mất giọng, khó nói

- Cảm giác ngứa, vướng víu trong cố họng.

- Cổ họng khô, nước bọt nhiều hơn bình thường.

- Ho khan, ho có đờm, ho ngày càng dữ dội.

- Họng đau rát, cảm giác nóng họng.

- Sốt: Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.

2. Viêm thanh quản kiêng ăn gì?

Khi có các triệu chứng viêm thanh quản, tốt nhất, người bệnh nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh viêm thanh quản cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tiêu thụ những thực phẩm có lợi và hạn chế những thực phẩm có hại cho việc điều trị bệnh.

Vậy viêm thanh quản kiêng ăn gì? Theo đó, người bị viêm thanh quản cần kiêng các thực phẩm dưới đây.

2.1. Đồ ăn cay nóng

Một trong những thực phẩm người bị viêm thanh quản cần kiêng là thực phẩm cay nóng. Dù thực phẩm này kích thích vị giác và được nhiều người ưa chuộng nhưng khi bị viêm thanh quản thì người bệnh nên tránh xa. Nguyên nhân là vì thực phẩm có vị cay, quá nóng, quá lạnh sẽ gây kích ứng cổ họng, nếu ăn vào sẽ khiến thanh quản bị tổn thương nhiều hơn.

Vì thế, người bệnh viêm thanh quản cần kiêng những loại gia vị như tiêu ớt, kem, nước đá,... để quá trình điều trị bệnh nhanh hơn và hiệu quả hơn.

leftcenterrightdel
Người bị viêm thanh quản nên kiêng thực phẩm cay, nóng - Ảnh: ST. 

 

2.2. Thực phẩm có tính axit

Bệnh nhân mắc viêm thanh quản cần lưu ý không nên sử dụng thực phẩm có tính axit, đặc biệt là những người bị mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Những thực phẩm có tính axit có thể "đốt cháy" cổ họng và khiến tình trạng trào ngược axit dạ dày thêm nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần lưu ý các thực phẩm có tính axit bao gồm các loại quả chua chát như mơ, mận, táo chua, dứa, chanh, cà chua,…

2.3. Thức ăn nhiều dầu mỡ

Thực phẩm nhiều dầu mỡ là một trong những thực phẩm nằm trong danh sách người bị viêm thanh quản nên tránh xa. Khi tiêu thụ đồ ăn nhiều dầu mỡ, các đồ ăn này sẽ nhiễm vào vùng viêm thanh quản, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục cơ thể của người bệnh.

Không những vậy, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ thường có tính nóng, gây nóng trong, không tốt cho quá trình điều trị bệnh.

2.4. Thực phẩm cứng

Đồ ăn cứng cũng nằm trong nhóm thực phẩm người bị viêm thanh quản nên kiêng. Thực phẩm cứng giòn khi đi vào cổ họng gây ảnh hưởng trực tiếp đến dây thanh quản khiến tình trạng sưng viêm nghiêm trọng hơn. Do đó, khi bị viêm thanh quản, cần tránh xa các thực phẩm như ngũ cốc, mì tôm sống, các loại hạt,…

2.5. Thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn

Người bệnh viêm thanh quản cũng cần kiêng thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt. Nguyên nhân là vì nếu tiêu thụ quá nhiều đường sẽ không chỉ gây gia tăng lượng đường trong máu mà còn ảnh hưởng đến thanh quản, khiến triệu chứng ho trầm trọng hơn.

Trong khi đó, thực phẩm quá mặn, quá nhiều muối dẫn tới tình trạng dư thừa muối, khiến tình trạng ho đờm khó thuyên giảm.

2.6. Đồ uống có cồn

Nếu muốn điều trị dứt điểm và nhanh chóng bệnh viêm thanh quản, bệnh nhân nên tránh xa các chất kích thích và đồ uống có cồn như thuốc lá, cà phê, rượu, bia,... Những loại đồ uống này có thể khiến người bệnh mất nước, cổ họng bị đau rát và mẩn đỏ.

leftcenterrightdel
Người bị viêm thanh quản nên tránh xa rượu bia để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng - Ảnh: ST. 

 

Bên cạnh những thực phẩm đã liệt kê ở trên, bệnh nhân viêm thanh quản cần kiêng các loại cá trên da có phấn như cá hố, cá nục, các loại hải sản như tôm, cua,...

3. Phòng ngừa viêm thanh quản bằng cách nào?

Để phòng ngừa bệnh viêm thanh quản, mọi người có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:

- Giữ ấm cổ họng khi thời tiết trở lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, hạn chế các loại thực phẩm gây đau rát cho cổ họng như: đồ chua, thực phẩm cay, nóng.

- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hay tiếp xúc với người khác.

- Sử dụng micro hoặc máy trợ giảng khi thường xuyên phải nói nhiều, nói to.

- Vệ sinh tai, mũi, họng thường xuyên, nhất là khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi.

- Tập luyện đều đặn để tăng cường sức đề kháng.

Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề "viêm thanh quản kiêng ăn gì?". Viêm thanh quản là bệnh lý tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều triệu chứng, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì thế, ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ bị viêm thanh quản, mọi người nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngọc Điệp