Các tác giả của nghiên cứu ước tính rằng có thể tránh được 476.000 ca tử vong sơ sinh và 566.000 thai chết lưu hàng năm nếu có một số biện pháp, chủ yếu là vào giai đoạn tiền sản, được thực hiện đầy đủ ở 81 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

leftcenterrightdel
 Người mẹ cùng 2 con, trong đó em bé mới sinh bị suy dinh dưỡng ở Nam Sudan

Trên toàn cầu, số ca tử vong sơ sinh - những đứa trẻ chết trong vòng 28 ngày sau khi ra đời - đã giảm hơn 1/2 trong 3 thập kỷ từ 1990 đến 2020, từ 5 triệu xuống còn 2,4 triệu. Nhưng trên khắp các nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi cận Sahara và Nam Á, con số này vẫn ở mức cao.

Một báo cáo của Liên hiệp quốc vừa công bố trong tuần này giải thích nỗ lực giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và thai chết lưu đang bị đình trệ do đầu tư giảm, với hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong và 1,9 triệu thai chết lưu (được WHO phân loại là trẻ thai nhi chết sau 28 tuần tuổi).

Tiến sĩ Anshu Banerjee - Giám đốc phụ trách sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên và lão hóa của WHO - cho biết: “Nếu chúng ta muốn thấy kết quả khác đi, chúng ta phải làm những điều khác biệt. Hiện tại cần có nhiều khoản đầu tư thông minh hơn vào chăm sóc sức khỏe ban đầu để mọi phụ nữ và trẻ sơ sinh, bất kể họ sống ở đâu, đều có cơ hội khỏe mạnh và sống sót tốt nhất”.

Nhiều biện pháp được đề xuất trong loạt bài đăng trên tạp chí Lancet đã được áp dụng ở các quốc gia có thu nhập cao, từ việc giúp phụ nữ mang thai ngừng hút thuốc, đến cho họ uống aspirin khi có nguy cơ cao bị tiền sản giật.

Nhưng chúng không được sử dụng một cách có hệ thống ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các quốc gia có hệ thống y tế chịu áp lực rất lớn từ các trường hợp khẩn cấp nhân đạo, chẳng hạn như Afghanistan hoặc Nam Sudan.

Nhóm tác giả cho biết, bất chấp quy mô của thách thức, chi phí triển khai các biện pháp trên 81 quốc gia sẽ vào khoảng 1,1 tỉ USD, một số tiền được mô tả là “nhỏ” so với những gì các chương trình y tế khác nhận được. Tuy nhiên, họ lập luận rằng tác động từ khoản đầu tư là rất lớn, có khả năng ngăn ngừa 5,2 triệu trẻ sơ sinh mỗi năm sinh non, nhẹ cân so với tuổi thai.

leftcenterrightdel
 1 người mẹ ở Kabul, Afghanistan bế cậu con trai mới sinh của mình, sinh non khi mới 7 tháng

Các tác giả - một nhóm các giáo sư chuyên về các khía cạnh khác nhau của sức khỏe bà mẹ hoặc trẻ em - đã đặt ra một thuật ngữ mới cho những đứa trẻ này: “trẻ sơ sinh nhỏ dễ bị tổn thương” hay “SVN”. Họ tính toán rằng, trong số 135 triệu trẻ sinh ra còn sống vào năm 2020, 25% (35,3 triệu) có khả năng rơi vào nhóm SVN.

Tác giả chính Per Ashorn - giáo sư nhi khoa tại Đại học Tampere ở Phần Lan - kêu gọi chính phủ các quốc gia, cũng như các đối tác và nhà tài trợ xem đây như một vấn đề cấp bách cần hành động và đầu tư. Ông nói: “Mặc dù có một số cam kết và mục tiêu toàn cầu nhằm giảm hậu quả của SVN kể từ năm 1990, nhưng 1/4 trẻ em trên thế giới sẽ sinh non hoặc thiếu cân”.

Theo phụ nữ TPHCM