Chu trình bơm máu của tim được ví như "một nhà máy điện" cung cấp 5-6 lít máu mỗi phút để duy trì sự sống cho con người. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe tim mạch đúng và đủ là rất cần thiết.

Bệnh lý tim mạch: Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu

Hệ thống tim mạch (hệ thống tuần hoàn) bao gồm tim, động mạch, tĩnh mạch, và mao mạch, có nhiệm vụ đưa máu đi khắp cơ thể con người. Trong đó, tim là cơ quan cung cấp máu và oxy đến tất cả các phần của cơ thể nhờ các mạch máu và hệ thống van.

Cách chăm sóc sức khỏe hệ tim mạch và những lưu ý quan trọng - Ảnh 1.

Trái tim là một cơ quan giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc mang máu và oxy đi nuôi dưỡng cho toàn bộ cơ thể.

Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Bệnh tim mạch chỉ một nhóm các bệnh gây ra sự tắc nghẽn của dòng máu ảnh hưởng tới sự tuần hoàn ở tim, não, thận và chân. Một số bệnh tim mạch phổ biến bao gồm: các bệnh về van tim; nhồi máu cơ tim; đột quỵ; xơ vữa động mạch,…

Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Cách chăm sóc sức khỏe hệ tim mạch và những lưu ý quan trọng - Ảnh 2.

Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch tại Việt Nam ngày càng gia tăng.

Theo một nghiên cứu ở 8 tỉnh thành, tỉ lệ người trên 25 tuổi gặp các vấn đề về tim mạch chiếm đến 48%, trong khi tỷ lệ bệnh nhân mắc nhồi máu cơ tim mỗi năm tăng từ 15 – 20%. Riêng đột quỵ, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng hơn 200.000 trường hợp, trong đó khoảng 50% người tử vong, 90% số người sống sót phải sống chung với những di chứng của bệnh.

Bệnh lý tim mạch thường được cho là chỉ gặp ở người lớn tuổi. Song trên thực tế, tần suất mắc bệnh ở người trẻ và trung niên cũng tương đối cao. Bệnh về tim mạch có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào và ngày càng trẻ hoá. Người trẻ thường cho rằng họ không có nguy cơ mắc bệnh nên họ thường chủ quan và không có biện pháp phòng ngừa hợp lý.

Cách chăm sóc sức khỏe hệ tim mạch và những lưu ý quan trọng - Ảnh 3.

Bệnh về tim mạch có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào và ngày càng trẻ hoá.

Những con số đáng báo động trên đã cho thấy vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tim mạch, nhưng hiện nay, nhiều người chưa thật sự quan tâm đúng mức.

Cách chăm sóc giúp sức khỏe hệ tim mạch tốt hơn

Theo các chuyên gia y khoa, có thể chia ra 3 nhóm yếu tố tác động đến sức khỏe tim mạch. Nhóm thứ nhất là những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi, gồm tuổi tác, gen di truyền, giới tính và chủng tộc. Nhóm thứ hai là những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi như thói quen sinh hoạt, vận động…Mỗi người hoàn toàn có thể giảm, tránh những yếu tố tiêu cực, chủ động thực hiện chế độ ăn lành mạnh và lối sống năng động, không những có ích cho hệ tim mạch mà còn cho sức khỏe của cơ thể. Ngoài ra, bên trong cơ thể luôn diễn ra một quá trình sinh học tác động đến sức khỏe, đặc biệt đến hệ thống tim mạch, đó là quá trình oxy hóa - gây nên sự lão hóa của cơ thể. Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ trên sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh tim mạch hiệu quả.

Cách chăm sóc sức khỏe hệ tim mạch và những lưu ý quan trọng - Ảnh 4.

Chăm sóc tốt sức khỏe hệ tim mạch rất quan trọng.

Để chăm sóc sức khỏe hệ tim mạch tốt hơn, chuyên gia y tế khuyến cáo:

1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho tim: Tăng cường tiêu thụ các loại rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và cá. Hạn chế muối, chất béo bão hòa và đường.

2. Tập thể dục thường xuyên, duy trì các bài tập với cường độ vừa phải ít nhất 30 phút/ngày hoặc 150 phút/tuần.

3. Kiểm soát lượng đường huyết trong máu lúc đói là dưới 100mg/dl.

4. Kiểm soát chỉ số cholesterol toàn phần dưới 200mg/dl.

5. Duy trì trọng lượng hợp lý: Mục tiêu chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 25

6. Thường xuyên theo dõi huyết áp. Giữ huyết áp dưới 120/80 mmHg

7. Hãy bỏ thuốc lá hoặc tránh xa môi trường có khói thuốc.

Lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường chăm sóc sức khỏe sẽ giúp hệ tim mạch hoạt động ổn định, cơ thể khỏe mạnh và giúp bạn tham gia các hoạt động xã hội mạnh mẽ hơn.

Để cơ thể có được dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng hỗ trợ tăng cường và bảo vệ sức khỏe tim mạch, bên cạnh việc điều chỉnh một chế độ ăn uống hợp lý thông qua các bữa ăn trong ngày, cũng cần bổ sung một số chất dinh dưỡng cần thiết khác, để đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng cần thiết.

Có thể kể đến 1 số chất dinh dưỡng cần bổ sung như: Bổ sung thực phẩm có axit amin L-arginine và L-citrulline giúp sản xuất Oxit Nitric; Bổ sung Axit béo chưa bão hòa; Bổ sung các chất chống oxi hóa như Vitamin  C, E.

Oxit Nitric, L-arginine và L-citrulline – Yếu tố quan trọng cho sức khỏe tim mạch

Cách chăm sóc sức khỏe hệ tim mạch và những lưu ý quan trọng - Ảnh 5.

Oxit Nitric - một hợp chất giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì lưu lượng máu khỏe mạnh.

Các mạch máu trong cơ thể tạo thành một hệ thống trong cơ thể người và là một phần của hệ tuần hoàn. Mạch máu đóng vai trò duy trì sự sống bằng cách cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho mọi tế bào của cơ thể. Việc máu được lưu thông tốt có tác dụng giữ cho trái tim khỏe mạnh. Có thể nói, hệ tim mạch chính là một mạng lưới các dòng sông giúp duy trì sự sống cho cơ thể.

Trong đó, Oxit Nitric - một hợp chất giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì lưu lượng máu khỏe mạnh. Hợp chất này được sản xuất tự nhiên trong các mạch máu và chịu trách nhiệm điều chỉnh lưu lượng máu bằng cách mở rộng các mạch.

Oxit Nitric đóng vai trò trọng yếu trong cơ thể, có tác dụng làm giãn các mạch máu để thúc đẩy lưu thông máu, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm giảm huyết áp, cải thiện hiệu suất tập thể dục, ngăn ngừa bệnh tim, và tăng cường các chức năng não bộ.

Việc đảm bảo lượng Oxit Nitric được sản xuất đầy đủ trong cơ thể cũng chính là bí quyết giúp duy trì sức khỏe tổng thể của hệ tim mạch. Sự thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày là một trong những cách hiệu quả nhất và tốt nhất để làm tăng nồng độ tự nhiên của loại phân tử quan trọng này.

Bổ sung L-arginine và L-citrulline vào chế độ ăn cũng giúp thúc đẩy sản xuất Oxit Nitric trong cơ thể.

Cách chăm sóc sức khỏe hệ tim mạch và những lưu ý quan trọng - Ảnh 6.

Bổ sung L-arginine và L-citrulline vào chế độ ăn cũng giúp thúc đẩy sản xuất Oxit Nitric trong cơ thể.

Cụ thể, trong cơ thể, Oxit Nitric được tạo thành từ axit amin L-arginine và L-citrulline theo cơ chế: Đầu tiên, L-arginine là một axit amin (hay còn gọi là protein) được sản xuất tự nhiên để tạo khối cho cơ thể. Sau khi L-arginine được thu nhận từ thực phẩm và chế phẩm bổ sung, nó sẽ đi vào máu và lưu thông khắp cơ thể. Khi L-arginine vào các tế bào nội mạc của thành cơ trơn mạch máu, một phản ứng enzyme diễn ra và sẽ chuyển L-arginine thành Oxit Nitric. Khi nồng độ L-arginine tăng lên trong cơ thể, việc sản sinh Oxit Nitric cũng tăng và tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch.

Ngoài tạo thành Oxit Nitric, làm giãn nở và thư giãn các động mạch máu, Arginine, còn được gọi là L-arginine còn có nhiều chức năng như giúp lành vết thương, giúp thận loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể và duy trì chức năng miễn dịch và hormone.

Một axit amin thứ 2, là L-Citruline, và cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm giàu protein tương tự như thực phẩm chứa L-arginine. Trong cơ thể, L-Citruline được chuyển thành L-arginine nhờ một số Enzyme (chất xúc tác) trong cơ thể. L-arginine cộng hưởng với L-Citruline giúp tăng sinh Oxit Nitric.

Citrulline (hay là L-Citrulline) không tạo ra mạch protein, nhưng đóng vai trò quan trọng trong một số chức năng khác, như loại bỏ các chất độc hại, đặc biệt là ammoniac, mở rộng mạch máu (giãn mạch) giúp lưu thông máu thông qua tăng cường sản xuất L-arginine và hỗ trợ tăng lượng oxy trong mô cơ.

Một số loại thực phẩm có thể tăng cường sản sinh Oxit Nitric và tốt cho sức khỏe, như:

- Cung cấp đủ Protein chất lượng cao từ thịt trắng, đậu nành, vì đậu nành chứa 9 loại axit amin thiết yếu, và các loại thực phẩm từ đậu nành có ít hoặc không có chất béo xấu. 

- Bổ sung các chất chống oxy hóa như Vitamin C, E, cũng như axit alpha lipoic giúp tăng nồng độ oxit nitric, chống lại tác hại của các gốc tự do và sự mất cân bằng oxi hóa. 

- Cung cấp axit béo thiết yếu Omega-3 và chất béo không bão hòa với lượng dùng vừa phải giúp tăng Oxit Nitric, tăng cholesterol tốt (HDL cholesterol) và giảm cholesterol xấu (LDL) giúp cho tim khỏe mạnh. 

- Bổ sung các axit amin L-arginine và L-citrulline hỗ trợ sản xuất Oxit Nitric và lưu lượng máu cho chức năng khỏe mạnh của tim.

Bảo vệ hệ tim mạch – bảo vệ cơ thể trước quá trình oxy hóa

Một cách tốt để bảo vệ hệ tim mạch của bạn là phòng chống quá trình oxy hóa đang diễn ra trong cơ thể bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung những các chất chống oxy hóa.

Cách chăm sóc sức khỏe hệ tim mạch và những lưu ý quan trọng - Ảnh 7.

Cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe hệ tim mạch.

Nhờ có các chất chống oxy hóa, nhiều gốc oxy hóa bị tiêu diệt trước khi chúng gây tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể. Chúng trung hòa các gốc oxy hóa như những "người lính canh", giúp hỗ trợ bảo vệ sức khỏe. Một số chất chống oxy hóa quen thuộc như Vitamin C, Vitamin E, Axit folic, Axit Alpha Lipoic…, các chất này cộng hưởng cùng với L-arginine, L-citrulline tăng khả năng cân bằng quá trình oxy hóa trong giai đoạn lão hóa.

Ngoài ra, chất béo lành mạnh cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và cần thiết trong chế độ ăn uống của con người. Chất béo lành mạnh cung cấp năng lượng và hỗ trợ cho việc hấp thụ một số chất dinh dưỡng như Vitamin A và D cho cơ thể.

Ở người trưởng thành, nếu khẩu phần có khoảng 30g chất béo thì trong đó nên có 20g là chất béo nguồn gốc thực vật.

Một số chất béo được coi là thiết yếu như chất béo Omega 3, Omega 6 và chúng cần có sự cân bằng trong chế độ ăn uống. Hiện nay, chế độ ăn uống có xu hướng chú trọng bổ sung Omega 6 hơn Omega 3.

Axit béo Omega 3 là hỗn hợp các axit béo thiết yếu, bao gồm ALA, DHA, EPA. Trong đó, ALA có trong rau xanh, trong dầu hạt lanh, dầu đậu nành, quả óc chó, cây cải dầu, EPA và DHA có mặt chủ yếu ở dầu cá, ở cá béo (cá thu, cá hồi, cá tráp, cá mòi, cá ngừ,..). Đối với sức khỏe tim mạch, Omega 3 có nhiều tác dụng, như: giảm chất béo trung tính (triglyceride); làm chậm sự phát triển của mảng bám trong động mạch vành gây tắc nghẽn; giúp ngăn ngừa viêm mạch máu và hình thành cục máu đông. hạ huyết áp nhẹ và giảm nguy cơ nhịp tim rối loạn bất thường -  nguyên nhân có thể dẫn đến đột tử.

Đối tượng cần tăng cường bổ sung Oxit Nitric?

Người lớn tuổi, giúp quá trình lão hóa lành mạnh: Đối với người lớn tuổi, việc bổ sung L-Arginine &  L-Citrulline hỗ trợ tính đàn hồi của mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời hỗ trợ ổn định huyết áp. Đặc biệt, người lớn tuổi có nhu cầu cao hơn về chất chống oxy hóa nên cũng cần thêm vitamin và các chất chống oxy hóa.

Người bận rộn công việc, có nhiều áp lực: Đối với những người bận rộn, thường gặp nhiều căng thẳng trong cuộc sống và công việc, việc bổ sung L-Arginine &  L-Citrulline giúp duy trì độ đàn hồi của mạch máu khỏe mạnh, giúp sự lưu thông máu trong cơ thể tốt. Các đối tượng này thường phải đối mặt với căng thẳng, dẫn đến việc tiêu hao cạn kiệt các chất dinh dưỡng thiết yếu trong cơ thể, tạo ra các gốc tự do nên cần bổ sung vitamin- chất chống oxy hóa (Vitamin C và E, Axit Alpha Lipoic) và giúp bảo vệ chống oxy hóa.

Cách chăm sóc sức khỏe hệ tim mạch và những lưu ý quan trọng - Ảnh 8.

Bổ sung Oxit Nitric giúp hệ tim mạch khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

Người ưa thích vận động, thể dục thể thao và vận động viên chuyên nghiệp: Mặc dù các vận động viên/người chơi thể thao thường xuyên có thể lực và sức khỏe tốt hơn những người khác, tuy nhiên họ thường xuyên gặp tình trạng bị tăng căng thẳng ở tế bàotạo ra các gốc tự do và cần nhiều oxy hơn do cường độ tập luyện lớn. Do đó, bổ sung  L-Arginine &  L-Citrulline sẽ giúp cải thiện việc cung cấp oxy đến các cơ bắp khi hoạt động thể lực và tăng cường hiệu suất thi đấu.

Theo suckhoedoisong.vn