Lượng đường trong máu sẽ được điều chỉnh bởi tác dụng của chất phenol được chiết xuất hóa học từ lá dứa. Do đó, lá dứa được cho là tốt với bệnh tiểu đường.
Cholesterol máu cũng giảm nhờ chất phenol này. Cụ thế, bằng cách hoạt động tương tự như các loại thuốc statin, các hợp chất phenolic từ lá dứa có thể giúp giảm cholesterol máu.
Lá dứa còn có tác dụng chống viêm nên tốt nên có thể tăng cường hệ thống miễn dịch cho bệnh tiểu đường. Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nhiễm trùng. Các hợp chất chiết xuất từ lá dứa như phenol, tannin, flavonid, glycoside, bromelain đã được chứng minh đặc tính chống viêm.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường có thể tham khảo một số cách sử dụng lá dứa.
Uống nước lá dứa tươi. Cách làm: Rửa thật sạch khoảng 10 lá dứa tươi, thái nhỏ, cho vào nồi có khoảng 2,5 lít nước. Đun cho đến khi lá dứa mềm, màu nước chuyển sang màu vàng nhạt. Sau đó lọc nước bằng rây hoặc vải sạch để tách lá dứa và lấy nước lá dứa tinh khiết. Có thể uống từ 2-3 ly nước lá dứa ấm hoặc nguội mỗi ngày trước bữa ăn 20 - 30 phút để hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Uống nước lá dứa khô thay trà. Người bệnh tiểu đường có thể tận dụng lá dứa khô theo cách như sau: Chọn lá dứa tươi, không bị dập, nát; rửa sạch, thái thành từng khúc dài khoảng 5 - 7cm. Sau đó phơi lá dứa dưới nắng hoặc sấy khô. Cần chú ý sau khi phơi vẫn có thể thấy được màu xanh của lá.
Khi dùng, lấy nước sôi trần qua khoảng 20-30g lá dứa khô (nước này bỏ đi), rồi cho 500ml nước sôi vào ngâm khoảng 30 phút là có thể dùng thay trà.
Cần chú ý: Lá dứa chỉ là một phương pháp hỗ trợ và không thể thay thế cho thuốc hoặc chế độ ăn uống cân đối. Ngườibệnh cần đảm bảo vẫn duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, ít đường và có lượng carbohydrate phù hợp.Tốt nhất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá dứa để hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Theo laodong