leftcenterrightdel
 Đậu Hà Lan là một trong những thực phẩm trong chế độ ăn hỗ trợ hạ đường huyết. Ảnh: Phạm Minh

Hạ đường huyết bằng nguyên tắc chế độ ăn

Tuân thủ chế độ ăn sẽ giúp kiểm soát chỉ số đường huyết. Trong đó, bữa ăn cần cung cấp chất dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Cần ổn định lượng tinh bột của mỗi bữa ăn, phù hợp với hoạt động hàng ngày và lượng thuốc đang uống (nếu có); duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày. Không làm tăng thêm các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận. Sử dụng thực phẩm đơn giản và không quá đắt tiền.

Một trong nguyên tắc khác của chế độ ăn để hạ đường huyết là phải nhận biết những thực phẩm giầu chất bột đường, linh động trong việc lựa chọn thực phẩm cùng nhóm và có chỉ số đường huyết thấp để thay đổi thực đơn phù hợp khẩu vị không làm tăng lượng đường trong máu nhiều sau ăn. Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.

Thực phẩm giảm chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết xác định một loại thức ăn khi vào cơ thể sẽ gây tăng đường huyết ít hay nhiều, được chia thành 3 nhóm gồm: Thực phẩm chứa chỉ số GI thấp 55, trung bình 56-69, cao từ 70 trở lên.

Trên cơ sở đó, có thể thấy đối với nhóm tinh bột thì nên sử dụng các loại gạo xát dối, gạo lứt hoặc ngũ cốc nguyên cám kết hợp; có thể dùng loại này thay thế cho gạo trắng, bún phở, bánh mì trắng nếu muốn giảm chỉ số đường huyết.

Tăng cường đạm thực vật bằng cách ăn nhiều các loại đậu như đậu xanh, đậu Hà Lan; các sản phẩm từ đậu như sữa đậu nành, đậu phụ, hạt bí đỏ.

Ăn đa dạng các loại rau củ chứa nhiều chất xơ và vitamin C, có hàm lượng nitrat cao. Trong đó có đậu cove, xà lách, súp lơ, su hào, rau dền, cần tây, rau cải, cà chua… Chú ý cần ăn khoảng 400 - 500g rau/ngày.

Theo laodong