leftcenterrightdel
Nước cà chua có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết, tốt cho bệnh tiểu đường. Ảnh: Phạm My 

Nước tỏi tây (hành paro)

Tỏi tây chứa ít natri và không có chất béo bão hòa hay cholesterol, mang lại nhiều lợi ích cho người bị tiểu đường. Đây còn là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho thực đơn hàng ngày.

Cách làm: Lấy 1 nhánh tỏi tây gồm cả phần rễ, rửa sạch rồi ngâm vào cốc nước đun sôi để nguội; đậy nắp, để qua đêm. Sau 24 tiếng có thể uống.

Nước ép tỏi tây tốt, có thể sử dụng hàng ngày, tuy nhiên vẫn nên hỏi bác sĩ về liều lượng dùng.

Đậu bắp và nước gừng

Đậu bắp là thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, có thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Còn gừng là loại thảo mộc có chứa polyphenol cũng có thể làm giảm mức đường huyết, hạn chế một số triệu chứng tiểu đường. Hai loại thực phẩm này được coi là đáp án của câu hỏi tiểu đường uống gì.

Cách làm: Cho một bát đậu bắp cắt nhỏ và 2 muỗng nước ép gừng vào máy xay cùng với một ít nước. Xay thật nhuyễn đến khi hỗn hợp lỏng dần thì lọc lấy nước cốt để dùng. Loại nước này có thể dùng mỗi ngày, trước bữa sáng.

Nước cà chua

Trong cà chua có chất chống oxy hoá mạnh là lycopene. Vì vậy, dùng nước ép cà chua 1 lần/ngày có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu.

Cách làm: Lấy 2 quả cà chua (rửa sạch), 1 thìa cà phê muối, 1 cốc nước. Nấu chín tất cả nguyên liệu này, lưu ý không đậy nắp khi nấu. Để sôi trong khoảng 25 phút, sau đó tắt lửa và chờ nguội. Lọc lấy phần nước cốt để sử dụng.

Theo laodong