|
|
Save Face d- một tổ chức đăng ký hành nghề được Chính phủ Anh công nhận - đã nhận được gần 3.000 khiếu nại chỉ riêng trong năm 2022, trong đó hơn 2/3 liên quan đến chất làm đầy da và gần 1/4 liên quan đến Botox. |
Tiến sĩ Kalliopi Dodou - Trưởng khoa Dược tại Đại học Teesside (Vương quốc Anh) - cho biết, một số chất có thể bị nhiễm hóa chất sản xuất độc hại. Ngoài ra, khi chất làm đầy bị phân hủy, nó sẽ đi vào hệ tuần hoàn và có thể tích tụ ở những nơi khác trong cơ thể, gây tắc nghẽn và những thay đổi ở tế bào dẫn đến ung thư máu.
Mặc dù nghiên cứu vẫn đang ở giai đoạn đầu, tiến sĩ Dodou cho biết đây là một rủi ro tiềm ẩn cần phải được cân nhắc, và kêu gọi ban hành các quy định chặt chẽ hơn về chất làm đầy.
Trong một phân tích mới, tiến sĩ Dodou đã so sánh 111 nghiên cứu về tính an toàn của loại chất làm đầy da phổ biến nhất (axit hyaluronic hay HA) và tìm thấy các báo cáo về những rủi ro đáng báo động.
Việc tiêm chất giống như gel này không chỉ giúp tăng thể tích cho môi và má, mà còn có thể được sử dụng để tăng cường độ ẩm và độ đàn hồi cho da. Một cuộc thăm dò năm 2019 đối với khoảng 51.000 người từ 13-24 tuổi của VICE UK cho thấy các phương pháp điều trị như tiêm chất làm đầy môi ngày càng phổ biến.
Chất làm đầy đã tạo nên cơn sốt cho những cô gái trẻ muốn có đôi môi căng mọng, gợi cảm. Nhưng với sự phổ biến ngày càng tăng của phương pháp điều trị thẩm mỹ, các chuyên gia cảnh báo rằng một số chất được sử dụng có thể gây hại.
Tiến sĩ Dodou giải thích rằng, mặc dù bản thân HA không độc hại, nhưng một số hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất tạo nên độ dày khác nhau của gel lại có hại.
Mặc dù những hóa chất này được cho là sẽ được tự đào thải, nhưng một lượng nhỏ có thể vẫn còn sót lại. "Chúng ta càng sử dụng nhiều chất làm đầy, chúng ta càng tiếp xúc nhiều với hóa chất còn sót lại. Chất làm đầy da sẽ phân hủy theo thời gian, nhưng trong quá trình đó, chúng có thể giải phóng các chất độc hại khác" - tiến sĩ Dodou nói.
|
Các loại thuốc tiêm như chất làm đầy da và Botox là loại thuốc được biết đến nhiều nhất. Độc tố Botulinum có thể gây nhiễm trùng và sưng đau nếu không được tiêm đúng cách. Nếu chất làm đầy vô tình được tiêm vào mạch máu, nó có thể cắt đứt nguồn cung cấp máu và oxy cho mô, khiến mô chết đi. |
Một trong những nghiên cứu trong phân tích của tiến sĩ Dodou, được công bố trên Tạp chí Mỹ phẩm, phát hiện ra rằng chất làm đầy da có thể xâm nhập vào hệ thống bạch huyết - mạng lưới các tuyến, được gọi là hạch, và cắt qua cơ thể, đóng vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch. Vùng đầu và cổ chứa hơn 300 hạch bạch huyết và một số nằm quanh mũi và môi, nơi thường được tiêm chất làm đầy.
Tiến sĩ Dodou giải thích rằng, nếu tiêm chất làm đầy quá mức hoặc tiêm không đúng cách, có thể chặn các hạch bạch huyết chống lại các chất lạ, chẳng hạn như nhiễm trùng, sưng tấy, làm tăng nguy cơ tế bào bạch huyết hoạt động bất thường, dẫn đến ung thư hệ thống miễn dịch như u lympho.
Ngoài ra, nghiên cứu còn nâng cao nhận thức về các vấn đề về thị lực hoặc mù lòa trong trường hợp chất làm đầy làm tắc nghẽn các mạch máu quanh mắt.
Một nghiên cứu riêng biệt kéo dài 5 năm đã phát hiện ra rằng, việc điều trị chỉ phục hồi hoàn toàn thị lực trong 36% các trường hợp mà chất làm đầy gây ra tình trạng tắc nghẽn như vậy.
Những phát hiện cũng đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tính an toàn của các phương pháp điều trị này, đặc biệt là khi được thực hiện bởi những người chưa được đào tạo đầy đủ.
Theo phụ nữ TPHCM