Các chuyên gia cảnh báo không nên chạy bộ quá nhiều vì làm tăng nguy cơ viêm khớp gối và các bệnh do đầu gối hoạt động quá mức.

Điều quan trọng là mọi người phải tìm ra số km phù hợp của mình và tăng dần dần ít một, theo tờ Indian Express.

Chuyên gia: Tốt nhất bạn nên chạy bao nhiêu cây số mỗi tuần? - Ảnh 1.

Chạy quãng đường 25-50 km mỗi tuần thì sẽ an toàn cho đầu gối và giảm nguy cơ viêm khớp gối

SHUTTERSTOCK

Chạy bộ là cách tập luyện tim mạch giúp tăng cường sức khỏe và cũng giúp ngủ ngon.

Nhưng điều quan trọng là hãy chú ý đến số km của bạn vì các chuyên gia cho biết nó cũng ảnh hưởng đến đầu gối.

Thay vì chạy bộ chỉ nhắm đến lợi ích, hãy lưu ý đến việc bảo vệ đầu gối của bạn khỏi các tình trạng như viêm khớp, bằng cách không vượt quá số lượng km mỗi tuần.

Nên chạy bao nhiêu km mỗi tuần là tốt nhất?

Tiến sĩ Sudhir Kumar, bác sĩ với 25 năm kinh nghiệm, đang làm việc tại Bệnh viện Apollo (Ấn Độ), đã lên Twitter tuyên bố rằng ông chú trọng đến số km của mình nhằm bảo vệ đầu gối.

Ông nói: Tôi cũng chạy bộ. Nếu bạn chạy bộ quãng đường 25-50 km mỗi tuần thì sẽ an toàn cho đầu gối và giảm nguy cơ viêm khớp gối, theo Indian Express.

Khi được hỏi: Chạy bộ có an toàn không? Tiến sĩ Kumar đã trả lời: Chạy quãng đường dài hơn mức trên sẽ làm tăng nguy cơ viêm khớp gối.

Ngoài ra, hãy nhớ mang giày tốt và thay giày mới sau 800-1.000 km, ông nói thêm.

Tiến sĩ Akhilesh Yadav, Phó khoa Chỉnh hình và thay khớp tại Bệnh viện Max Vaishali (Ấn Độ), nói rằng số km một người có thể chạy phụ thuộc vào kỹ thuật chạy, cơ sinh học, thể lực, tiền sử chấn thương và độ mẫn cảm của từng người.

Tiến sĩ Yadav cho biết chạy bộ với tốc độ vừa phải có thể giúp phát triển cơ đầu gối, cải thiện sự ổn định và hỗ trợ.

Chuyên gia: Tốt nhất bạn nên chạy bao nhiêu cây số mỗi tuần? - Ảnh 2.

Chạy quãng đường dài hơn mức trên sẽ làm tăng nguy cơ viêm khớp gối

SHUTTERSTOCK

Tuy nhiên, chạy bộ quá nhiều hoặc tăng quãng đường quá nhanh mà không nghỉ ngơi đầy đủ có thể gây đau đầu gối (hội chứng đau xương bánh chè) hoặc viêm gân bánh chè. Cũng có thể làm căng khớp gối, làm mòn sụn và tăng nguy cơ bị viêm xương khớp theo thời gian.

Tiến sĩ Yadav cho biết, để tránh đau đầu gối khi tăng quãng đường chạy, cần phải tăng quãng đường và cường độ chạy dần dần ít một, tập thêm các bài tập sức mạnh và sự linh hoạt, đồng thời chú ý đến các tín hiệu của cơ thể, chọn giày có đủ đệm và hỗ trợ, tham khảo ý kiến của huấn luyện viên, theo Indian Express.

Theo Thanh niên