Tập luyện thể thao quá mức có thể gây co giật cơ không tự chủ - Shutterstock
May mắn thay, hầu hết những cơn co giật cơ không tự chủ đều không nguy hiểm. Tuy nhiên, co giật cơ liên tục và kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh, theo MSN.
Những nguyên nhân phổ biến gây co giật cơ gồm: vận động quá sức; căng thẳng; lo lắng; ngủ không đủ giấc; mất nước; uống quá nhiều caffeine; uống một số loại thước như lợi tiểu, trị trầm cảm; thiếu một số chất dinh dưỡng như canxi, ma giê, vitamin D.
Những nguyên nhân gây co giật cơ không tự chủ này xảy ra rất thường xuyên. Chẳng hạn, một sinh viên đang chuẩn bị ôn luyện cho kỳ thi sắp tới có thể bị căng thẳng và co giật mi mắt. Tập luyện thể thao cường độ cao cũng có thể gây co giật cơ không tự chủ, thường xảy ra ở tay và chân, phó giáo sư thần kinh học Justin Kwan tại Đại học Temple (Mỹ) tiết lộ, theo MSN.
Tóm lại, để khắc phục và hạn chế nguy cơ bị co giật cơ không tự chủ, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên ăn uống đủ chất, uống đủ nước, tập thể dục thường xuyên, áp dụng một số phương pháp giảm căng thẳng như ngồi thiền và không nên tập luyện thể thao quá sức.
Tuy nhiên, những trường hợp co giật cơ này thường chỉ xảy ra tức thời. Co giật cơ kéo dài có thể xảy ra khi uống quá nhiều caffeine, cơ thể bị mất nước, thiếu ngủ. Những trường hợp đều không phải lo.
Mọi người chỉ nên lo lắng khi co giật cơ không tự chủ là dấu hiệu của bệnh lý như: co giật cơ do chèn ép dây thần kinh cột sống; mắc một số bệnh rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như thận; những bệnh liên quan đến hệ thần kinh như xơ cứng teo cơ một bên (ALS), theo MSN.
Trong những trường hợp này, người bệnh cần đi khám bác sĩ khi co giật cơ không tự chủ kèm theo tình trạng teo cơ, cơ ngày càng nhỏ, cảm giác tê liệt, yếu sức hoặc mất chức năng cơ bắp.
Đây có thể là dấu hiệu của những bệnh rối loạn thần kinh, bác sĩ phục hồi chức năng Charles Kim tại Bệnh viện NYU Langone Health (Mỹ) cho biết.
Theo thanhnien