Liệu pháp ánh sáng đỏ hoạt động thế nào?
Liệu pháp ánh sáng đỏ là thuật ngữ khác của điều trị bằng laser mức độ thấp, điều biến quang học, điều trị bằng laser lạnh.
Liệu pháp ánh sáng đã có hơn 50 năm, được phát hiện bởi bác sĩ người Hungary Endre Mester vào những năm 1960 khi các thí nghiệm khoa học với tia laser đỏ trên chuột dẫn đến sự phát triển của lông và chữa lành vết thương.
Điều biến quang học sử dụng ánh sáng trong các bước sóng cụ thể, nằm trong khoảng từ 400 nanomet (xanh lam) đến 1.200 nm (cận hồng ngoại). Ánh sáng đỏ có bước sóng từ 620 đến 750 nm. Đây là ánh sáng nhìn thấy.
Liệu pháp ánh sáng đỏ đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây và là phương pháp được biết đến nhiều nhất, dễ tiếp cận nhất. Liệu pháp ánh sáng đỏ không đốt cháy hoặc làm tổn thương da nhưng có thể được da hấp thụ sâu tới 10nm.
Các loại liệu pháp ánh sáng đỏ
Thiết bị trị liệu bằng ánh sáng đỏ có đèn LED màu đỏ được sử dụng như thiết bị cầm tay, hoặc đặt trên khuôn mặt, bảng LED hoặc giường, tùy thuộc vào bệnh cần điều trị.
Một số thiết bị sử dụng cả đèn đỏ và đèn hồng ngoại gần.
Liệu pháp ánh sáng được sử dụng trong điều trị một số bệnh.
Lợi ích của liệu pháp ánh sáng đỏ
Theo Hiệp hội Y học & Phẫu thuật Laser Hoa Kỳ, khi các photon (hạt ánh sáng) được đặt gần da, chúng sẽ đi vào các mô và kích hoạt tế bào sắc tố (một phần của phân tử tạo ra màu sắc gây ra những thay đổi trong tế bào. Ngoài ra, liệu pháp ánh sáng đỏ cũng tác động đến ty thể (nhà máy sản xuất tế bào), tạo ra năng lượng để thúc đẩy quá trình chữa bệnh.
- Tăng cường vẻ trẻ trung cho làn da: Một trong những lợi ích của liệu pháp ánh sáng đỏ là tác dụng đối với làn da. Liệu pháp ánh sáng đỏ có thể có hiệu quả trong điều trị: Mụn trứng cá, nếp nhăn, hỗ trợ mọc tóc…
- Điều trị một số bệnh ngoài da: Liệu pháp ánh sáng đỏ giúp giảm viêm trong các tình trạng mẩn đỏ, mụn trứng cá và mọc lông, đồng thời hỗ trợ các phương pháp điều trị tại chỗ/uống hiệu quả hơn.
Ngoài ra, khi nói đến việc loại bỏ mụn, liệu pháp ánh sáng đỏ giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn liên quan đến sự hình thành mụn. Đối với các nếp nhăn, phương pháp điều trị này nhắm vào các enzym liên quan đến sự phân hủy collagen và kích thích sản xuất collagen.
- Hỗ trợ phục hồi chấn thương thể thao: Ánh sáng đỏ có thể được sử dụng để cải thiện hoạt động của cơ xương, giảm đau và cải thiện khả năng phục hồi sau chấn thương. Liệu pháp ánh sáng đỏ còn có thể được sử dụng trong cả việc phục hồi chức năng sau chấn thương thể thao và nâng cao hiệu suất thể thao.
- Giúp chữa lành vết thương: Liệu pháp ánh sáng đỏ có thể kích hoạt một yếu tố tăng trưởng mạnh giúp thúc đẩy quá trình chữa lành và tái tạo mô," .
- Giảm đau: Liệu pháp ánh sáng có thể là một công cụ hữu hiệu để giảm đau. Ánh sáng đỏ tác động lên các tế bào thần kinh truyền cảm giác đau. Các chuyên gia cho hay, có một số bằng chứng về hiệu quả của đèn đỏ đối với các tình trạng đau như đau cơ xơ hóa, huyết áp thấp mãn tính, viêm xương khớp và bệnh thần kinh.
- Giảm tác dụng phụ của điều trị ung thư: Có thể sử dụng liệu pháp ánh sáng đỏ như một cách để phòng ngừa tác dụng phụ khi hóa trị hoặc xạ trị trong điều trị ung thư.
Có rủi ro khi dùng liệu pháp ánh sáng đỏ?
Liệu pháp ánh sáng đỏ đã được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận và được coi là rất an toàn.
Liệu pháp ánh sáng đỏ không xâm lấn và không gây đau cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, có thể có rủi ro khi dùng liệu pháp này tại nhà do sử dụng thiết bị quá nhiều hoặc thường xuyên hơn mức khuyến nghị của nhà sản xuất. Hiện tại, nhiều thiết bị có bộ hẹn giờ và ngắt tự động có thể tránh được rủi ro này.
Một vài trường hợp sau khi dùng liệu pháp ánh sáng đỏ gặp các triệu chứng đau nửa đầu nặng hơn.
Do đó, tốt nhất là nên điều trị bằng ánh sáng đỏ ở cơ sở y tế uy tín nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn, tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Lưu ý, thận trọng dùng trong các trường hợp: Mang thai, đang điều trị một bệnh nào đó.
Để liệu pháp ánh sáng đỏ có hiệu quả, phải sử dụng các phác đồ và liều lượng cụ thể, tùy thuộc vào sức khỏe của từng người. Do đó, để sử dụng liệu pháp ánh sáng bác sĩ cần phải có kiến thức. Sử dụng các thiết bị ánh sáng đỏ cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Theo suckhoedoisong.vn