leftcenterrightdel
Thực phẩm chế biến mang lại nhiều nguy cơ cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều. Ảnh: AI - Thiện Nhân. 

Bà Veena V, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Aster Whitefield (Ấn Độ) - cho biết: xúc xích, pizza, gà rán, thịt nguội và đồ uống có ga, bánh ngọt và kẹo… đều là thực phẩm chế biến phổ biến hiện nay.

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến có thể trở thành “một dạng nghiện” khiến cơ thể có xu hướng bị phụ thuộc vào loại thức này.

Các mặt hàng chế biến có chứa chất phụ gia và chất bảo quản như đường, muối, dầu ăn, gia vị, và đặc biệt là các loại hóa chất dùng trong ngành thực phẩm. Tất cả những chất này sẽ khiến cho thực phẩm chế biến có cảm giác hấp dẫn hơn và khiến bạn "thèm ăn" hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn từ bỏ loại thực phẩm này trong một thời gian đủ dài (khoảng 1 tháng), cơ thể bạn sẽ bắt đầu giải độc và loại bỏ những chất cặn bã không tốt cho sức khỏe.

Bà Veena khẳng định, khi không sử dụng thực phẩm chế biến, dần dần, bạn có thể trải nghiệm mức năng lượng tăng lên, hệ tiêu hóa tốt hơn, tâm trạng được cải thiện và làn da sáng hơn.

Các vị giác cũng trở nên nhạy cảm hơn với hương vị tự nhiên từ trái cây, rau và các loại thực phẩm nguyên chất khác và giúp chúng có vị ngon hơn.

Việc ngừng ăn thực phẩm chế biến cũng có thể dẫn đến giảm cân và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, mở đường cho một lối sống lành mạnh và cân bằng hơn.

Chất bảo quản và các thành phần nhân tạo có trong thực phẩm chế biến thường làm thay đổi hệ vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa, từ đó dẫn đến táo bón.

Thực phẩm này cũng chứa các thành phần gây viêm như chất béo chuyển hóa và đường tinh luyện có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe làn da, bao gồm cả sự phát triển của mụn trứng cá.

Theo bà Veena, chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ thúc đẩy đường tiêu hóa khỏe mạnh trong khi các thực phẩm chống viêm như rau lá xanh, cá béo và các loại hạt sẽ giúp da sáng mịn.

Ăn uống lành mạnh cũng góp phần vào chu kỳ giấc ngủ tốt và lợi ích sức khỏe lâu dài, bao gồm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như béo phì, tiểu đường type 2, bệnh tim và một số bệnh ung thư.

Theo laodong