leftcenterrightdel
Nước ép dứa chứa bromelain có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet) 

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể để tự bảo vệ khỏi các kích thích lạ bên ngoài xâm nhập vào. Có nhiều nguyên nhân gây ra cơn ho và để điều trị dứt điểm cần phải dựa vào nguyên nhân ho là gì. Một số biện pháp giảm nhẹ tại nhà không sử dụng để thay thế chỉ định điều trị từ bác sĩ.

1. Nước ép dứa có thể giảm ho không?

Bromelain là một nhóm enzyme được tìm thấy trong vỏ và thịt quả dứa. Theo Healthline, đã có một số ứng dụng của hợp chất này liên quan tới điều trị viêm phế quản và viêm xoang nhờ khả năng hòa tan chất nhầy và đặc tính chống viêm giúp kháng virus.

Đối với ho, uống nước ép dứa chứa bromelain giúp giảm tắc nghẽn, giảm ho và cải thiện hô hấp. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn xem nước dứa có tác dụng giảm ho đặc biệt không nhưng ngoài bromelain thì bản thân dứa cũng có đặc tính tăng cường miễn dịch góp phần chống lại cơn ho chẳng hạn như hàm lượng vitamin C dồi dào, đồng, kali và magie.

Tuy vậy, nếu cơn ho của bạn kéo dài trên 1 tuần và khiến bạn bị mất ngủ và gặp khó khăn trong sinh hoạt thì cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ. Đặc biệt nếu cơn ho có lẫn máu, khó thở, nặng ngực thì cần tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Ngoài ra, với người bị dị ứng dứa hay các loại trái cây nhiệt đới khác cũng không nên uống nước ép dứa.

Ngoài giúp giảm ho thì nhờ đặc tính chống viêm của vitamin C và bromelain mà nước ép dứa cũng có thể giúp làm dịu cơn đau họng và đối phó với nhiễm trùng.

Các tác dụng khác của hợp chất bromelain

Theo Medical News Today, bromelain cũng có nhiều đặc tính giúp phòng chữa bệnh bao gồm:

- Ngăn ngừa ung thư bao gồm ung thư tuyến tụy, gan, đại trực tràng và ung thư vú

- Giảm các chất trung gian gây viêm

- Đặc tính kháng khuẩn giúp ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn như E.coli

- Ngăn ngừa đông máu

- Ngăn ngừa sâu răng và hình thành mảng bám

- Thúc đẩy vết thương mau lành

- Giảm đau cho người bị thoái hóa khớp

- Tăng khả năng hấp thụ kháng sinh, thúc đẩy việc điều trị các bệnh như viêm mô tế bào, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng tụ cầu khuẩn và viêm xoang nhanh hơn

- Giảm thiểu tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị ở bệnh nhân ung thư.

2. Cách làm nước ép dứa trị ho tại nhà

Miễn là cơn ho của bạn không bắt nguồn từ một bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn nào đó như viêm phổi thì cơn ho do cảm lạnh, cúm hoặc kích ứng có thể giảm nhẹ bằng nước ép dứa theo công thức sau đây:

leftcenterrightdel
Công thức nước ép dứa với mật ong, gừng và muối giảm ho (Ảnh: Internet) 

2.1. Công thức với mật ong, gừng và muối

Một công thức chữa ho truyền thống được lưu truyền là sử dụng nước ép dứa trộn cùng mật ong, muối, gừng và một ít ớt sừng. Cayenne trong ớt giúp loại bỏ chất nhầy trong khi mật ong và gừng giúp làm dịu họng.

Để thực hiện bạn cần chuẩn bị:

- 1 cốc nước ép dứa

- 1 muỗng cà phê gừng băm nhỏ

- 1 muỗng canh mật ong

- 1/4 muỗng cà phê ớt sừng

- 1/4 muỗng cà phê muối.

Uống 1/4 hỗn hợp này tối đa 3 lần mỗi ngày. Lưu ý là công thức này có mật ong, không sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi vì nguy cơ ngộ độc cao.

2.2. Công thức với mật ong, muối và hạt tiêu

Một công thức khác không chứa ớt sừng và gừng mà thay bằng hạt tiêu. Bạn cần chuẩn bị:

- 1 cốc nước ép dứa

- 1 chút muối

- 1 chút hạt tiêu

- 1,5 muỗng canh mật ong.

Uống 1/4 cốc tối đa 3 lần mỗi ngày.

leftcenterrightdel
Mặc dù an toàn nhưng đôi khi uống quá nhiều nước hoặc mẫn cảm với dứa có thể gây tác dụng phụ ko mong muốn (Ảnh: Internet) 

2.3. Tác dụng phụ có thể gặp

Nhìn chung nước ép dứa khá an toàn khi uống, tuy nhiên một số trường hợp vẫn có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn sau khi uống chẳng hạn như buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

Ngoài ra, nước ép dứa cũng có thể khiến lượng đường trong máu của bạn bị tăng lên đột biến. Nếu bạn bị tiểu đường, nên cẩn thận khi uống loại nước này. Tốt nhất nên thay thế bằng các phương pháp khác để an toàn.

2.4. Các bài thuốc trị ho khác

Mặc dù nước ép dứa có lợi trong việc hỗ trợ điều trị ho nhưng có các thực phẩm và đồ uống khác đã được chứng minh là giúp làm dịu triệu chứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh. Bao gồm:

- Thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Vitamin C được tìm thấy nhiều trong kiwi, ớt chuông và bông cải xanh

- Các loại súp ấm và trà gừng ấm giúp làm dịu cổ họng và chống viêm hiệu quả

- Súc miệng bằng dung dịch trà xanh hoặc cam thảo có thể giúp giảm khản tiếng, đau họng và ho

- Mật ong pha cùng nước cốt chanh hoặc nước ấm có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên và dịu họng.

leftcenterrightdel
Mật ong giúp giảm ho và giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm hiệu quả (Ảnh: Internet) 

2.5. Những thực phẩm cần tránh khi bị ho

Theo Healthline, có một số thực phẩm được biết là có thể khiến tình trạng ho trở nên trầm trọng hơn bao gồm:

- Sữa, đặc biệt là phô mai có thể khiến tăng sản xuất chất nhầy

- Các thực phẩm chế biến sẵn do chứa nhiều muối và hàm lượng dinh dưỡng hạn chế

- Thực phẩm chiên rán khiến cơn ho dày hơn.

Ngoài ra khi bị ho cần tránh hút thuốc lá chủ động hoặc khói thuốc lá thụ động, môi trường ô nhiễm bụi, rượu bia có thể gây suy yếu hệ miễn dịch, kéo dài thời gian phục hồ và trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn chất nhầy.

Tóm lại, mặc dù có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh nước ép dứa là một phương pháp trị ho hiệu quả chính thống nhưng nước trái cây bản chất có đặc tính chống viêm giúp dịu cơn kích ứng họng, từ đó giúp giảm ho. Đồng thời nước ép giúp bổ sung vitamin tăng cường miễn dịch, giúp giảm nhẹ các triệu chứng liên quan tới cảm lạnh hay cảm cúm.

Châu Anh/Nguồn: Healthline